Sách Trắng: EuroCham kiến nghị tăng gấp rưỡi giá mua điện

02/12/2014 16:06 PM |

EuroCham khuyến nghị tăng giá mua điện từ 7,8 xu Mỹ/kWh hiện nay lên tối thiểu là 11,5 xu Mỹ/kWh để có thể thực hiện mục tiêu sản xuất 1.000 MW điện gió vào năm 2020, do giá mua điện hiện nay không đủ để thu hồi chi phí đầu tư.

Đây là 1 trong 5 kiến nghị EuroCham đại diện cho hơn 800 doanh nghiệp Châu Âu gửi tới Chính phủ Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo.

Cụ thể, EuroCham cho rằng Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều tiềm năng nhất trong khu vực để phát triển điện gió, được nhiều nhà đầu tư quốc tế quan tâm với nhiều dự án đã được đăng ký. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án này đang gặp trở ngại do giá mua điện thường ở mức 7,8 xu Mỹ/kWh hiện nay không đủ để thu hồi chi phí đầu tư.

Do vậy, hầu hết các nhà phát triển điện gió không thể đảm bảo tài chính do biểu giá điện hiện nay không phù hợp.

Theo EuroCham, cần áp dụng giá mua điện tối thiểu ở mức 11,5 xu Mỹ/kWh, tăng gấp rưỡi so với giá hiện tại, để có thể thực hiện được mục tiêu sản xuất 1000 Megawatts (MW) điện gió vào năm 2020.

EuroCham cho rằng, biểu giá điện này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dự án vùng triều hoặc gần bờ, và triển khai các dự án ở cao nguyên miền Trung cũng như phần lớn các dự án đã được cấp phép ở Ninh Thuận, Bình Thuận vốn đã bị trì hoãn trong nhiều năm.

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo, nhưng đồng thời cũng là một trong những quốc gia có giá điện thấp nhất khu vực”, ông Ywert Visser - Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng Xanh của EuroCham - chia sẻ.

Việt Nam là một trong những quốc gia có giá điện thấp nhất khu vực. Nguồn: UNDP.

Việt Nam là một trong những quốc gia có giá điện thấp nhất khu vực. Nguồn: UNDP.

Ngày nay, không ai muốn tăng thêm giá điện và giá năng lượng nữa, dù là gas hay xăng. Nhưng tính trong tương lai, điện giá rẻ không hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Tăng giá điện thì hiệu quả sử dụng sẽ tốt hơn”.

Hiện nhiều nhà máy điện phải mất thời gian dài để xây dựng. Điện gió cũng không phải có thể phát triển ngay được để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một gia tăng. Các dự án điện không dễ dàng để thu hồi đầu tư”.

4 kiến nghị khác để phát triển năng lượng tái tạo gồm:

1. Hỗ trợ các giải pháp năng lượng mặt trời

Một cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ, chẳng hạn như ưu đãi về thuế khi mua hay vận hành hệ thống năng lượng mặt trời, cũng sẽ mang lại lợi ích đáng kể. Một trong những ưu đãi về thuế được kiến nghị là cho phép bồi hoàn toàn bộ chi phí lắp đặt thiết bị nhiệt và năng lượng mặt trời khỏi lợi nhuận chịu thuế trong năm lắp đặt thiết bị phát điện.

2. Khuyến khích các công ty dịch vụ năng lượng

Việt Nam có thể tham khảo một số biện pháp khác nhằm hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở những nơi có nhu cầu cao, như cho phép các nhà sản xuất năng lượng bán trực tiếp cho bên mua hay phát triển mô hình công ty dịch vụ năng lượng (ESCOs). Các công ty ESCOs cũng giúp hạn chế tác động đến môi trường (ví dụ như sử dụng nguồn sinh khối hiện có đẻ sản xuất năng lượng).

3. Hợp đồng mua bán điện tiêu chuẩn, rõ ràng và công bằng

Các nhà phát triển dự án cần những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về cách áp dụng những chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với hoạt động sản xuất điện sinh khối, điện gió hay sản xuất năng lượng từ chất thải. Hiện các nhà phát triển dự án còn mơ hồ về quy trình liên quan đến giá điện ưu đãi và hợp đồng bao tiêu – đây là hai yếu tố quan trọng để đánh giá tính khả thi và tài trợ dự án.

4. Dự án điện gió trọn gói

Mặc dù nhận được nhiều hỗ trợ, các nhà phát triển điện gió vẫn gặp những khó khăn lớn trong việc quản lý rủi ro trước khi phát triển dự án tại Việt Nam. EuroCham kiến nghị xây dựng những công trường phát triển điện gió trọn gói để trao cho đơn vị đấu thầu có năng lực và kinh nghiệm phù hợp. Thực tiễn này đã thu được nhiều thành công ở các quốc gia Châu Á khác như Thái Lan và là tiền đề để phát triển các dự án địa nhiệt lớn ở Indonesia.

>> Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: 'Hàng xóm nhà tôi bảo giá điện giảm nhiều'

Thanh Thủy

Thanh Thủy

Cùng chuyên mục
XEM