Nước Mỹ thừa thầy thiếu thợ

05/08/2014 08:04 AM |

Theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ, đến năm 2022, nước này cần thêm 41.700 thợ xây, 114.700 thợ điện và 218.200 thợ mộc.

Cuộc đổ bộ của người ngoài hành tinh và nhiều người trẻ tuổi bị giết hại ở ngoại ô Atlanta là điều khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, đó chỉ là những tình tiết xuất hiện trong các bộ phim được quay ở phim trường Atlanta – tổ hợp lớn nhất ở bên ngoài California. 

Mới đây, trường quay này được sử dụng để quay phần cuối của các bộ phim giả tưởng “The Hunger Games” và “The Fifth Wave”. Và, điều khiến người dân Atlanta lo lắng là Georgia không thể cung cấp đủ công nhân cho dự án – những người có thể làm những công việc chân tay. Theo Jim Jacoby, người đang có kế hoạch đổi mới tổ hợp này – lao động thiếu hụt có thể khiến bang Georgia không thu về được 4 tỷ USD như dự tính ban đầu.

Georgia rất hào phóng trong việc cung cấp ưu đãi thuế nhằm thu hút các hãng phim. Họ có thể nhận được khoản tín dụng lên tới 30% tổng chi phí trong khi làm phim, miễn là sẽ chi tiêu hơn 500.000 USD. Cũng vì điều này mà Mathew Hayden quyết định chuyển hãng Cinipix từ California về Georgia.

Tuy nhiên, ông vẫn phải “nhập khẩu” rất nhiều nhân công từ Florida và New York. “Đây là nỗi lo ngại lớn”, ông nói. Ngành phim của tiểu bang Georgia sẽ chỉ có lợi nhuận nếu như công nhân của họ có đủ trình độ. 

Đây là vấn đề không chỉ trong ngành phim mà còn của toàn bộ nền kinh tế Georgia. Cứ 4 thương nhân nghỉ hưu thì chỉ có 1 người mới thay thế vị trí của họ, bất chấp tỷ lệ thất nghiệp của bang này vẫn ở mức 7,4% - cao hơn 1% so với tỷ lệ trung bình trên cả nước.

Đây cũng không phải vấn đề của riêng Georgia. Hơn một nửa thương nhân của nước Mỹ đã trên 45 tuổi. Theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ, đến năm 2022, nước này cần thêm 41.700 thợ xây, 114.700 thợ điện và 218.200 thợ mộc. 

Chính phủ Mỹ đã bỏ ra 17 tỷ USD mỗi năm để cố gắng thu hẹp cái mà Tổng thống Obama gọi là “khoảng cách về kỹ năng”. Ngày 22/7, ông Obama đã thông qua điều luận hướng đến mục tiêu giúp các chương trình đào tạo nghề nhận tiền liên bang trở nên “hiệu quả hơn và thức thời hơn”.

Go Build Georgia là một chương trình như vậy. Tuy nhiên, nỗ lực đào tạo một đứa trẻ trở thành thợ sửa ống nước hay thợ nguội đặt đường ống gặp phải muôn vàn khó khăn. “Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn con mình tới Harvard thay vì làm công nhân”, chủ tịch Hiệp hội đào tạo nghề của Georgia nói. Bất chấp chi phí học nghề rất thấp và triển vọng có việc làm rất lớn, tỷ lệ theo học các ngành kỹ thuật tại các trường đại học ở Mỹ cũng đã giảm 23% kể từ năm 2010 đến nay. 

Georgia vẫn tiếp tục đổ tiền vào đào tạo nghề và hướng đến những ngành vốn thiết hụt lao động trầm trọng như ngành phim. Năm ngoái, các trường đại học khối kỹ thuật nhận được 318 triệu USD. Một số tổ chức đang hợp tác với các hãng phim để cung cấp những khóa học đặc biệt.

Về phần mình, Jacoby vẫn đang tự mình giải quyết vấn đề. Đến mùa hè tới, ông muốn Atlanta Media Campus xây dựng được trường học dạy sinh viên các kỹ năng cần thiết để làm việc trong trường quay. Thành công của Jacoby ở Georgia sẽ phụ thuộc vào việc liệu ông có thể xóa bỏ tình trạng hiện nay hay không.


Theo Thu Hương

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM