[Nổi bật] Nỗi buồn của thống đốc Bình và toan tính đổ bể của bầu Kiên

04/11/2013 18:22 PM |

Ông Đặng Thành Tâm sẽ làm gì để trả cục nợ gần 5.000 tỷ đồng trong năm 2014? Xem thêm

KBC cùng một công ty lớn khác của ông Tâm là Saigontel giờ đây đang chìm trong thua lỗ và nợ nần. 

Năm 2009, KBC  huy động được 3.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Tất cả số trái phiếu vay từ 4 năm trước sẽ đáo hạn vào năm 2014. Không chỉ riêng KBC, Saigotel và 2 công ty khác liên quan đến ông Tâm là CTCP Xây dựng Sài Gòn và CTCP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng cũng có 1.700 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào cuối năm 2014.

Tổng tài sản của KBC rất lớn nhưng việc có dòng tiền để trả nợ là điều không dễ dàng. Để có tiền trả nợ, biện pháp khả dĩ nhất lúc này là bán đi một số dự án giống như việc ông Tâm cùng các công ty liên quan đã bán đi phần lớn cổ phần tại Navibank và Western Bank.

Nỗi buồn mang tên 'Bình Thống đốc' Xem thêm

Tháng 8 năm 2012, Tạp chí Global Finance xếp Thống đốc Nguyễn Văn Bình vào 20 thống đốc ngân hàng nhà nước kém nhất.

Ý kiến của nhà báo Xuân Ba: Nợ xấu và những hệ lụy này khác của ngân hàng Việt Nam có nguồn gốc bởi lỗi hệ thống đã tích tụ qua nhiều năm, qua nhiều đời Thống đốc và đến khi ông Nguyễn Văn Bình nhậm chức thì vấn đề mới bắt đầu phát tác?.

Khủng hoảng: Thay vì cắt giảm, hãy khích lệ nhân viên làm nhiều hơn Xem thêm

Khủng hoảng là vấn đề bất cập giữa mục tiêu và tính khả thi, và bất cập ở mức trầm trọng. 

Việc cắt giảm nhân sự là phương án cuối cùng mà doanh nghiệp phải làm. Thay vì cắt giảm nhân viên, hạ lương hay tuyển thêm người, doanh nghiệp có thể tiết giảm các chi phí khác, sắp xếp lại lao động, động viên nhân viên làm thêm việc. 

Trong khủng hoảng, chi phí tốt là chi phí mang lại hiệu quả trong ngắn hạn, có thể thu về tức thì tiền mặt và các tài sản tương đương tiền. Ngược lại, chi phí không mang về giá trị trong ngắn hạn sẽ bị xếp vào chi phí xấu.

‘Giải tán’ tập đoàn còn lại cục nợ Xem thêm

Khi tiến lên Tập đoàn, những ông lớn như VNIC hay HUD lại thụt lùi về lợi nhuận.

Nếu năm 2009, khi chưa tham gia Tập đoàn thì Tổng công ty Sông Đà có tỷ suất lợi nhuận/vốn sở hữu đạt 9,72%, đến 2011 chỉ còn đạt 0,75%. Công ty mẹ Tổng công ty HUD cũng từng đạt tỷ suất lợi nhuận tới 15,96% năm 2009 - trước khi thành Tập đoàn, tới năm 2011 giảm chỉ còn 4,94%. 

Ngành ngành ‘sính” Tập đoàn, như thể nhà nhà ‘sính” đồ ngoại, người người sính đồ hiệu. Kết quả là các tập đoàn này hoạt động thu lỗ, nhiều sai phạm lớn như Vinashin nợ hơn 86.000 tỷ đồng, lỗ hàng ngàn tỷ đồng.

Bầu Kiên và những toan tính đổ bể ở V.League: VPF thông báo lãi - CLB... phá sản Xem thêm

Năm 2014, Cty CP bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) đặt mục tiêu lãi 34,4 tỷ trên vốn điều lệ 30 tỷ đồng.

Trái ngược với tương lai màu hồng mà bầu Kiên vẽ ra trong đề án thành lập VPF phát biểu tại hội nghị thường niên 2011, V.League đang trong giai đoạn có nguy cơ đổ vỡ. Chỉ trong 2 năm, đã có tới 8 CLB giải thể hoặc bị đóng cửa vì thiếu kinh phí.

Nhà mạng tìm cách chặn dịch vụ miễn phí Xem thêm

Theo Công ty tư vẫn viễn thông Ovum, các ứng dụng OTT sẽ khiến các nhà mạng trên toàn cầu bị giảm thu tới 479 tỉ USD trong khoảng 8 năm, từ 2012 đến 2020. Đại diện VNPT cũng cho rằng OTT đã gây giảm thu từ 9 - 10% doanh thu của tập đoàn. 

Thời gian gần đây người dùng Viber và Zalo phản ảnh chất lượng truyền tải của các ứng dụng này đang ngày càng đi xuống, đặt nghi vấn các nhà mạng đang nhà mạng bóp băng thông, chặn ứng dụng OTT.

Bài hot: Nutifood: Đổi chủ, đổi vận Xem thêm

Sau một thời gian im ắng, Nutifood đã xuất hiện khá rầm rộ trên truyền thông thời gian gần đây.Dường như công ty sữa này đã có sự chuyển biến trong kinh doanh cùng một hầu bao khá rỉnh rang.

Năm 2008 là một năm ác mộng với Nutifood khi lỗ tới gần 150 tỷ đồng. Ba năm sau đó, lợi nhuận làm ra vẫn chưa đủ bù lại mức lỗ trên. 

Đến năm 2012, Nutifood công bố kết quả kinh doanh rất ngoạn mục với doanh thu tăng trưởng 37% lên hơn 1.600 tỷ đồng còn lợi nhuận tăng gấp 3 lần lên 139 tỷ đồng (vốn điều lệ 150 tỷ). Năm nay, công ty tiếp tục đặt mục tiêu tăng doanh thu lên mức 2.000 tỷ đồng.

Sự chuyển biến ngoạn mục của Nutifood diễn ra trong lúc cơ cấu sở hữu của công ty có sự thay đổi lớn. Nhóm cổ đông "cũ" của công ty ra mua lại được một lượng lớn cổ phần từ các cổ đông bên ngoài.

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM