[Nổi bật] Giá xăng thấp nhất trong 4 năm qua, Tập đoàn Việt Nam "đổ tiền" ra nước ngoài nhiều nhất

22/12/2014 17:45 PM |

Xăng giảm kỷ lục hơn 2.000 đồng/lít Xem thêm

Các doanh nghiệp xăng dầu vừa quyết định hạ tiếp giá xuống lần thứ 13 liên tiếp kể từ giữa tháng 7.

Trong đó,xăng A92 giảm sâu nhất tới 2.050 đồng/lít, đưa mức giá bán lẻ xuống chỉ còn 17.880 đồng/lít. Sau đợt giảm giá lần thứ 13 liên tiếp này, tổng mức giảm của xăng đã là 7.760 đồng/lít.

Mặt bằng thị trường xăng dầu đã ở mức rẻ chưa từng có trong vòng 4 năm nay. Điều này hoàn toàn tuân theo đúng nhịp diễn biến thị trường thế giới đã lao dốc liên tiếp 3 tháng này.

CPI Hà Nội giảm nhiệt tháng thứ 2 liên tiếp Xem thêm

Riêng về chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 giảm 0,23% so với tháng trước. Đây là tháng thứ liên tiếp chỉ số này sụt giảm sau lần tăng đột biến là tháng 9 với mức 0,51% và quay về mức tăng nhẹ 0,04% hồi tháng 10.

Mặc dù tháng này có 8/11 nhóm hàng tăng giá nhưng do 2 nhóm hàng có mức giảm mạnh là vật liệu xây dựng (giảm 1,38%) và giao thông (giảm 2,56%) nên chỉ số CPI tháng này của thành phố Hà Nội vẫn giảm 0,23% so với tháng trước.

Tường thuật xét xử Huyền Như ngày 22/12: Nhiều bị cáo cho Huyền Như vay hàng trăm tỷ bằng “niềm tin” Xem thêm

Tại tòa, Đào Thị Tuyết Dung khai, việc cho Huyền Như mượn tiền bằng “niềm tin”. Số tiền Dung cho Huyền Như vay hàng trăm tỷ bị cáo hoàn toàn không ghi vào sổ sách, tài sản thế chấp cũng không có chứng thực của cơ quan chức năng.

Trả lời thẩm vấn, Dung cho rằng, cơ sở kháng cáo là tổng số tiền 150 tỷ đồng cho Huyền Như vay mà chưa lấy được lại, nên mong tòa dựa trên cơ sở này để xem xét giảm nhẹ.

Liên quan đến Đào Thị Tuyết Dung, VKS thẩm vấn Huyền Như về đường đi của dòng tiền Huyền Như chiếm đoạt của 3 công ty: Hưng Yên, Phúc Vĩnh, Thịnh Phát.

Theo Huyền Như, bị cáo đã “nhờ” tài khoản của Dung mở tại ngân hàng Eximbank. Một phần Huyền Như trả cho Dung, một phần Như lấy để trả nợ.

Hé lộ chân dung 'Phò mã' đa tài đứng sau đế chế Heineken Xem thêm

Michel de Carvalho có cuộc sống khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Ông từng một diễn viên tuổi teen, người đồng hành cùng Peter O'Toole trong sa mạc châu Phi trong bộ phim Lawrence of Arabia. Ông là người 3 lần tham dự Olympic trong 2 bộ môn thể thao khác nhau. Ông tốt nghiệp đại học Harvard và sau đó kiếm thêm một tấm bằng MBA từ ngôi trường danh giá này. Ông từng là một phó chủ tịch mảng ngân hàng đầu tư tại Citigroup, nơi ông từng điều hành Citi Private Bank tại khu vực EMEA (Châu Âu, Trung Đông và châu Phi).

Và ông là chồng của một trong những phụ nữ giàu nhất thế giới. Vợ ông, Charlene từ việc chỉ sở hữu 1 cổ phiếu giá 33 USD năm 2002 nâng lên tận 100 triệu cổ phiếu và kiểm soát Heineken. Michel trở thành chỗ dựa cho Charlene và cùng nắm lấy quyền lực mới của bà.

Thương hiệu Việt nhìn từ sự cố cái tên của ‘T-rung Nguyên’ Xem thêm

Anh Đặng Lê Nguyên Vũ nhiều lần hỏi vì sao sản phẩm của anh không đạt được thương hiệu quốc gia. Tôi mới bảo: Thứ nhất là tôi phải khẳng định là cái tên anh đặt tôi không biết là Tung hay là T-rung. Nước ngoài không đọc được, khó nhớ” – Thứ trưởng Hải kể lại.

Lý giải của việc nhiều doanh nghiệp đặt tên khó đọc, PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - Trưởng Bộ môn Quản trị Thương hiệu của ĐH Thương mại, thành viên các ban chuyên gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia (Vietnam Value) 2014 – chia sẻ với phóng viên là do nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu chưa cao.

“Thế nhưng, không ít doanh nghiệp sau một thời gian phát triển lại hoàn toàn có cơ hội mở rộng ra thị trường quốc tế. Lúc bấy giờ sẽ có vướng mắc liên quan đến việc đặt tên thương hiệu, nhất là vấn đề chuyển ngữ. Thậm chí có tên thương hiệu khi chuyển sang tiếng nước ngoài lại trở nên phản cảm”.

Mobifone và câu hỏi khó về tương lai Xem thêm

Với kế hoạch tái cấu trúc và hỗ trợ mà Chính phủ đang tiến hành đối với các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực viễn thông thì đến năm 2020, “kiềng ba chân” Mobifone - Vinaphone - Viettel dự kiến sẽ chiếm đến 90% thị phần cung cấp các dịch vụ viễn thông di động Việt Nam, một thị trường béo bở mà chỉ riêng trong năm 2013, tổng doanh thu đã lên tới 9,9 tỉ USD (khoảng 208.000 tỉ đồng).

Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều màu hồng đối với Mobifone. Thị trường viễn thông Việt Nam đã tăng trưởng quá nhanh và hiện đang ở gần mức bão hòa, tức đang bước vào giai đoạn trưởng thành với sự cạnh tranh khốc liệt. Ở giai đoạn này, một chiến lược thông thường mà các doanh nghiệp hay tiến hành là hạ giá sản phẩm dịch vụ để duy trì hay mở rộng thị phần nhưng nhìn chung tăng trưởng sẽ rất chậm.

[Hồ sơ] Viettel Global: Chiến binh thiện xạ đi khắp năm châu Xem thêm

“Đem chuông đi đánh xứ người” từ rất sớm, Viettel Global hiện là một trong những doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài lớn nhất Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2014, Viettel Global đang vận hành 6 mạng viễn thông tại nước ngoài gồm: Metfone/Campuchia, Unitel/Lào, Telemor/Đông Timor, Natcom/Haiti, Bitel/Peru và Movitel/Mozambique.

Ngoài ra, Viettel Global đã được cấp phép đầu tư hoặc đang triển khai xây dựng mạng lưới tại Cameroon, Tanzania và Burundi. Theo Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng, Viettel có thể sẽ vào thêm một thị trường nữa là Congo vì các thủ tục về cơ bản đã được chấp thuận. Cả 4 quốc gia này đều thuộc khu vực châu Phi.

Tại Việt Nam cũng như các thị trường nước ngoài, mục tiêu của các nhà mạng thuộc hệ thống Viettel luôn là giữ vị trí số 1 về thị phần, nếu chưa dẫn đầu thì ít nhất cũng phải đứng thứ 2 chứ không chấp nhận đứng thứ 3.

Quốc Dũng

Cùng chuyên mục
XEM