[Nổi bật] Air Mekong chính thức bị khai tử, Cổ đông BJC không tán thành mua lại Metro Việt Nam

09/01/2015 19:00 PM |

 Air Mekong chính thức bị khai tử Xem thêm

Kể từ ngày 6/1/2015, Bộ GTVT đã quyết định hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Công ty cổ phần Hàng không Mê Kông (Air Mekong). Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Air Mekong không đủ các điều kiện duy trì giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không theo quy định.

Cụ thể, theo quy định, các hãng hàng không sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại nếu ngừng khai thác vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung 12 tháng liên tục. Ngoài ra, nếu không duy trì đủ vốn tối thiểu trong thời gian 3 năm liên tục thì cũng bị hủy bỏ giấy phép kinh doanh.

 Chân dung BIM Group - Tập đoàn 'chống lưng' của Air Mekong Xem thêm

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long (BIM Group), trụ sở chính tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, là công ty tư nhân được thành lập vào năm 1994, xuất phát điểm nổi bật là khách sạn Hạ Long Plaza.

Chủ tịch Tập đoàn này là ông Đoàn Quốc Việt – một Việt kiều về nước đầu tư sau một thời gian làm ăn tại Ba Lan.

BIM có nhiều công ty thành viên và công ty liên kết hoạt động trên các lĩnh vực như: Lương thực - thực phẩm, Bất động sản, Khách sạn và du lịch, Thương mại dịch vụ.

Bài liên quan: [Hồ sơ] Đoàn Quốc Việt - Ông chủ BIM Group và Air Mekong

 Cổ đông BJC không tán thành mua lại Metro Việt Nam Xem thêm

Trong đại hội cổ đông ngày 8/1, các cổ đông nhỏ lẻ của BJC đã nói không với kế hoạch mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam của công ty. Cụ thể, có 88,5% cổ phần biểu quyết trong đại hội nói không với kế hoạch này.

Lý do các cổ đông phủ quyết là bởi họ lo ngại BJC sẽ lâm vào các rủi ro tài chính cao trong thương vụ khổng lồ này.

Trong thương vụ giữa BJC và Metro Việt Nam, một điều khoản được đưa ra đó là phải trả một khoản bảo lãnh trị giá 655 triệu euro (879 triệu USD) trong vòng 2 ngày trước khi sửa đổi giấy chứng nhận đầu tư. Điều này để đảm bảo phía BJC có đủ khả năng thanh toán cho Metro Việt Nam.

 Một công ty bánh quy của Việt Nam sắp bị doanh nghiệp Indonesia thâu tóm? Xem thêm

Công ty thực phẩm PT Tiga Pilar Sejahtera Food (AISA) có trụ sở tại Indonesia đang lên kế hoạch chi khoảng 80 triệu USD để mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và Malaysia trong năm 2015. Mục tiêu chính của hãng là mở rộng vị thế trong ngành công nghiệp thực phẩm và trở thành người dẫn đầu trong khu vực.

Cụ thể, Giám đốc tài chính của AISA là Sjmabiri Lioe nói hôm thứ Nam rằng công ty của ông đã lên kế hoạch chi 40 triệu USD mở rộng hoạt động kinh doanh tại mỗi quốc gia kể trên.

Điểm đáng chú ý là, ông Sjimabira tiết lộ: “Chúng tôi đã lên kế hoạch mua khoảng 90% đến 100% cổ phần một công ty thực phẩm tại Việt Nam và một công ty tại Malaysia”.

Ngoài ra, ông Sjimabira cho biết thêm rằng thỏa thuận với phía Việt Nam đã gần hoàn thành trong khi phía Malaysia mới chỉ đang ở giai đoạn đầu.

 [Khởi nghiệp] 4 vườn ươm triệu phú IT hàng đầu Việt Nam Xem thêm

 Các mô hình vườn ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) có những đóng góp tích cực trong việc đào tạo và phát triển những tài năng công nghệ trẻ của Việt Nam: FYT, Topica Founder Institute, mLab, Becamex TIC

 Dịch vụ 'ở ké' Airbnb bắt đầu 'tiến quân' vào thị trường Việt Nam? Xem thêm

 Sắp tới Airbnb sẽ tổ chức một buổi gặp mặt để giới thiệu về dịch vụ 'ở ké' đang phát triển rất mạnh trên thế giới này với người sử dụng tại thị trường Việt Nam.

Theo thông tin từ Airbnb.com, buổi gặp mặt này sẽ được diễn ra vào ngày 17/01/2015 tại Tp. HCM.

 Khủng hoảng băng vệ sinh ở Argentina Xem thêm

Tại Argentina đang xảy ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng các sản phẩm vệ sinh thiết yếu của phụ nữ. Điều này dấy lên một tranh cãi về việc điều gì đã khiến các sản phẩm này vắng mặt trên kệ hàng? Các quan chức Chính phủ và doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thì đổ lỗi cho nhau.

Những vướng mắc của Argentina trong việc đàm phán với các chủ nợ là quỹ đầu cơ khiến nước này rơi nào tình trạng “vỡ nợ kỹ thuật” vào năm ngoái. Những hạn chế trong nhập khẩu kết hợp với tỷ lệ lạm phát cao khiến đất nước lớn thứ hai ở Nam Mỹ rơi vào tình trạng thiếu hụt một lượng lớn sản phẩm y tế bao gồm găng tay và kim chỉ trong vài năm trở lại đây.

Đặc biệt, băng vệ sinh trở nên cực kỳ hiếm trong vòng 2 tuần gần đây...

Nguyễn Trung Anh

Cùng chuyên mục
XEM