Những bí mật của nền kinh tế Đức

20/05/2013 09:32 AM |

Đức được miêu tả là quốc gia duy nhất có đủ nguồn lực để duy trì khả năng tồn tại của đồng euro.

Mới thoạt nhìn, thì ở một đất nước như vậy không có cơ hội cho thành công về kinh tế.

Nước Đức – là trung tâm công nghiệp của châu Âu và là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới, là quốc gia có nền kinh tế có thể một mình ngăn được suy thoái kinh tế của châu Âu.

Thế nhưng, nước Đức được miêu tả trên đây, là quốc gia duy nhất có đủ nguồn lực để duy trì khả năng tồn tại của đồng euro.

Qua tính toán cho thấy, trong số 43 nước OECD, chỉ có ở Hà Lan là mọi người làm việc ít giờ hơn ở Đức, còn số thời gian trẻ em Đức ở trường học ít hơn 25% so với học sinh Italia, trong khi đó, chỉ riêng trong châu Âu, có  6 quốc gia có nền kinh tế hiệu quả hơn. Những yếu tố này dường như là rất lạ.

Vì sao nền kinh tế Đức lại mạnh như vậy và các nước khác có thể học tập được điều gì ở Đức?
Không có gì phải nghi ngờ, rằng nước Đức đã được nhiều sau khi chuyển sang sử dụng đồng euro. Sau khi gia nhập vào liên minh với các nền kinh tế yếu ớt của Nam Âu, thì tại châu Âu đã lưu thông đồng tiền mới, mà đồng tiền này lại yếu hơn đồng Mark của Đức. Điều đó tạo động lực mạnh cho xuất khẩu của Đức, và dường như có lợi hơn cho người tiêu dùng ngoài Đức. Thế nhưng, điều này cũng mới chỉ mở ra một phần bí mật sức mạnh kinh tế của Đức.

Một yếu tố nữa không kém phần quan trọng là, nợ của khu vực tư nhân ở Đức rất thấp. Trong khi các nước còn lại của châu Âu “no” tín dụng rẻ, thì doanh nghiệp và cá thể ở Đức lại không chi tiêu quá khả năng của họ.

Một nguyên nhân nữa, theo David Kohl, nhà kinh tế của ngân hàng Julius Baer tại Frankfurt, là, khác với các nước khác của châu Âu,  lãi suất thực tế ở Đức vẫn ổn định. Ông nói: “Chẳng hạn như tại Anh, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, lạm phát cao hơn, có nghĩa là lãi suất thực tế bị giảm đi. Đó là động lực lớn để vay tiền”.

Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa cũng có ý nghĩa quan trọng. Nói một cách đơn giản, thì người Đức không mặn mà với ý tưởng vay tiền và thích sống theo khả năng của mình. Khác với ở các nước khác của châu Âu, người tiêu dùng và doanh nghiệp Đức không bị yêu cầu cắt giảm chi tiêu để giảm nợ khi ngân hàng ngừng cấp tín dụng trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Bên cạnh đó, luật pháp mạnh bảo vệ lao động, niềm tin của người làm công nước này cho thấy, chính phủ dân chủ - xã hội đã có thể sử dụng các mối quan hệ chặt chẽ với công đoàn để ngăn chặn lạm phát tiền lương.

Các cuộc cải cách đã đặt nền móng cho một thị trường lao động ổn định và linh hoạt. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu và Mỹ tăng vọt vào thời kỳ suy thoái toàn cầu., thì tại Đức, chỉ có một lượng không đáng kể số người bị thất nghiệp.

Theo M.L

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM