MobiFone tách ra sẽ KHÔNG KÈM bất cứ doanh nghiệp nào của VNPT

01/04/2014 22:06 PM |

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu VNPT.

Phát biểu tại cuộc họp báo của Chính phủ vừa diễn ra chiều nay (1/4/2014), Bộ trưởng bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, chiều qua (31/3/2014), thường trực Chính phủ chủ trì cuộc họp với Bộ TT&TT, VNPT và đã thông qua đề án Tái cơ cấu VNPT. Theo đó, sẽ tách MobiFone ra khỏi VNPT và trực thuộc Bộ TT&TT. Như vậy, Bộ TT&TT sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với MobiFone theo Nghị định 99 của Thủ tướng Chinh phủ ban hành.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, tại buổi làm việc này Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo phải nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa MobiFone theo đúng lộ trình. Phần của VNPT sẽ tổ chức lại để làm sao phát triển mạnh hơn và sẽ sở hữu mạng VinaPhone. Như vậy, thời gian tới hình thành thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh, theo đúng quy hoạch phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt với việc hình thành 3 đến 4 tập đoàn viễn thông mạnh của quốc gia.


Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, MobiFone tách ra khỏi tập đoàn này mà không phải kèm bất cứ doanh nghiệp nào của VNPT. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định, sẽ phải tiến hành nhanh việc cổ phần hóa MobiFone trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, trong năm 2013, tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đóng góp ngân sách 174.200 tỷ đồng. Trong đó, riêng VNPT và Viettel đóng góp hơn 25.000 tỷ đồng, chiếm hơn 14,8% trong tổng số đóng góp của tất cả các doanh nghiệp nhà nước.

Chính vì vai trò quan trọng của VNPT và tầm ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân Việt Nam đang dùng dịch vụ của tập đoàn này nên trong thời gian vừa qua nên Chính phủ và các bộ ngành rất quan tâm đến việc tái cơ cấu tập đoàn này. Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, VNPT và Bộ TT&TT đã xây dựng đề án tái cơ cấu trình Chinh phủ. Đây là tập đoàn cuối cùng và Chính phủ thông qua đề án tái cơ cấu.

Trước đó, theo đề án mà VNPT và Bộ TT&TT trình Chính phủ, sẽ có khoảng 60 doanh nghiệp (trong đó có nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ) của VNPT sẽ chuyển sở hữu sang MobiFone khi mạng di động này tách ra.

Như vậy, VNPT sẽ giữ lại một số doanh nghiệp kinh doanh tương đối hiệu quả. Cụ thể hơn, việc chia tách sẽ theo hướng phía VNPT giữ lại một số doanh nghiệp có ngành nghề liên quan trực tiếp tới ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn là viễn thông và CNTT, trong đó có doanh nghiệp đang kinh doanh tương đối hiệu quả.

Còn lại, hơn 60 doanh nghiệp khác (trong đó nhiều doanh nghiệp không nằm trong ngành nghề kinh doanh chính của VNPT, kinh doanh khó khăn, đã được VNPT góp vốn vào khoảng 1600 tỷ đồng) sẽ thuộc quyền sở hữu của MobiFone, sẽ do MobiFone gánh vác nghĩa vụ tài chính.

Còn ông Phạm Hồng Hải Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho hay cho rằng, trong khi vốn điều lệ của VNPT hiện nay khoảng hơn 70.000 tỷ đồn thì con số 1600 tỷ là nguồn vốn tương đối nhỏ. Về mặt tài chính, có lẽ cũng không phải gánh nặng quá lớn.

Theo Thái Khang

duchai

Cùng chuyên mục
XEM