HSBC: Việt Nam không thể mãi trông vào lao động giá rẻ

07/07/2015 08:35 AM |

Các yếu tố đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng của Việt Nam trong những năm tới sẽ là thương mại nhờ vào các thoả thuận thương mại quan trọng như TPP và nguồn lực chi phí lao động.

Phân bổ nguồn lực thiếu hiệu quả

Theo nhận định của nhóm nghiên cứu HSBC, mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam không có tính bền vững, đặc biệt là trong trung hạn khi nguồn cung lao động giá rẻ dư thừa sẽ biến mất và chi phí lương giá rẻ sẽ không còn.

Nguyên nhân chính nằm ở việc quản trị nguồn lực, đặc biệt là phân bổ nguồn vốn. Khối doanh nghiệp Nhà nước mặc dù hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn được phân bổ nguồn vốn khá lớn.

Biểu đồ 1 cho thấy phân bổ đầu tư cho khu vực công. Mặc dù tỷ lệ giảm liên tục từ đầu những năm 2000 thì phần chia cho khối này vẫn luôn là khoảng 40%. Trong khi đó tỷ lệ sản lượng của khối quốc doanh đã giảm đều (Hình 2), với phần tăng tới từ khối nước ngoài và tư nhân.

Điều này về cơ bản có ý nghĩa là trong khi khối quốc doanh nắm giữ một phần đáng kể về đầu tư từ nhà nước thì sản lượng sinh ra ít hơn trong suốt thời gian qua.

Hình 1:Doanh nghiệp trong nước bị các hoạt động đầu tư thiếu hiệu quả của các DNNN ảnh hưởng, khu vực Nhà nước vẫn chiếm ưu thế

Hình 1:Doanh nghiệp trong nước bị các hoạt động đầu tư thiếu hiệu quả của các DNNN (đường màu đỏ) ảnh hưởng, khu vực Nhà nước vẫn chiếm ưu thế

 

Hình 2: Những đóng góp vào GDP của DNNN (màu đỏ) đã ít hơn trong các năm qua cho thấy việc sử dụng nguồn vốn thiếu hiệu quả (% trên tổng GDP)

Thị trường phản ứng tích cực từ nới room và TPA

Vào ngày 29/6/2015, cùng ngày với việc Tổng thống Obama ký ban hành Quyền xúc tiến thương mại TPA, Chính phủ Việt Nam cũng đã thông báo trên trang web của mình rằng họ sẽ tháo bỏ trần sở hữu nước ngoài 49% ở đa số các lĩnh vực và điều này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 9/2015.

Những lĩnh vực trọng yếu như ngân hàng vẫn sẽ duy trì sở hữu nước ngoài ở mức trần 30%. Chưa có thông tin cụ thể về các lĩnh vực trọng yếu nào cùng với ngân hàng sẽ duy trì mức trần cũ này. Một số các hãng thống tấn nước ngoài cũng như các chuyên gia Việt Nam đã ca ngợi quyết định tiến bộ này.

HSBC tin rằng bản thân nghị định này là một bước đi đúng hướng, nhưng việc vẫn còn thiếu các chi tiết cụ thể cũng như việc duy trì trần sở hữu đối với lĩnh vực ngân hàng cho thấy tiến độ cải cách vẫn còn diễn ra khá chậm.

Sàn giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HSX) có mức vốn hoá thị trường khoảng 49 tỷ đô la Mỹ trong khi sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chỉ ớ mức 6 tỷ đô la Mỹ, tổng cộng là 55 tỷ đô la Mỹ cho cả nước. Ở sàn HSX, các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức trần 30% hiện đang chiếm 23%.

Điều này có nghĩa rằng lĩnh vực được lợi khi có tự do hoá thêm nữa để nâng cao quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động là không giới hạn. Thứ hai, các lĩnh vực được áp dụng sở hữu trần 49% có thể sẽ không có khả năng bán cho khối nước ngoài khi Nhà nước đang nắm giữ gần như 100% kiểm soát (ví dụ như mã BID của Ngân hàng BIDV và GAS của Tổng Công ty Khí Việt Nam).

Ở sàn HSX, các doanh nghiệp có chủ sở hữu nhà nước hơn 50% đang chiếm 36% tổng nguồn vốn hoá thị trường.

Nhóm nghiên cứu tin rằng Việt Nam đang dần dần tự do hóa nền kinh tế. Tuy nhiên Việt Nam không thể thực hiện điều đó trong một sớm một chiều. Cho dù là những nỗ lực nhằm cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn Nhà nước hay việc tự do hoá cổ phần đối với khối ngoại, nhà nước cần lưu ý đến các chi tiết luật cũng như việc thi hành.

Các yếu tố đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng của Việt Nam trong những năm tới sẽ là thương mại nhờ vào các thoả thuận thương mại quan trọng như TPP và nguồn lực chi phí lao động.

Những nguy cơ lớn nhất sẽ xuất phát từ chính Việt Nam khi việc phân bổ các nguồn lực thiếu hiệu quả sẽ khiến cho năng suất suy yếu dần và khiến Việt Nam rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình thấp. Kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy thoát ra khỏi điều này là khó có thể và đòi hỏi những nỗ lực tích cực để thúc đẩy đầu tư hiệu quả cho dù có ở đầu tư cơ sở hạ tầng phần cứng hay mềm.

Sơn Đức

Cùng chuyên mục
XEM