Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi mà không dám kêu ca

15/06/2015 15:31 PM |

Chục ngày nắng nóng kỷ lục tới 40-45 độ C làm tiền điện sinh hoạt tháng 5 ở Hà Nội tăng gấp đôi, gấp ba, khiến nhiều hộ dân phát hoảng. Đặc biệt là khi vừa qua, điện lực Hà Nội tổ chức thay thế công tơ điện tử.

Nóng kỷ lục, tiền điện cũng kỷ lục

"Trung bình mỗi tháng trước, gia đình chỉ tiêu hết 600-700 nghìn tiền điện, tương đương khoảng trên 330 kWh điện, thế mà tháng này bỗng tăng tới 1,9 triệu đồng, gấp 3 lần", chị Hà An, sống tại khu Lạc Trung, quận Hoàng Mai, Hà Nội than thở.

Chị kể: "Ngoại trừ ngày nghỉ, các ngày còn lại cả nhà đi làm hết, con cái đi học nên không có ai ở nhà. Gia đình hầu như chỉ sinh hoạt từ 8 giờ tối. Nhưng những ngày nóng vừa qua, nhà thường phải chạy 3 điều hoà".

Nguyên nhân theo chị có thể là do tháng 5 nắng nóng kỷ lục nên thời gian sử dụng điều hoà nhiều hơn, khiến tiền điện tăng lớn.

Anh Lê Dương, nhà ở Cát Linh, quận Đống Đa, cũng cho biết, từ tháng 4 trở về trước, trung bình mỗi tháng gia đình chỉ tiêu thụ khoảng 450-500 kWh điện. Tiền điện mỗi tháng phải trả khoảng hơn 1 triệu đồng. Nhưng vừa rồi, nhận hoá đơn tiền điện tháng 5 mới phát hoảng, tiền điện vọt lên gần 1,9 triệu đồng với gần 750 kWh. Nhà anh Dương cũng thường chỉ sinh hoạt buổi tối nhưng chỉ chạy 1 điều hoà.

Trong khi đó, theo ghi nhận của chúng tôi, có những trường hợp các gia đình cũng sử dụng số lượng điều hoà như nhau nhưng tiền điện lại chênh nhau một cách bất thường.

Ví dụ như gia đình anh Hải An, ở khu An Dương Vương, quận Tây Hồ. Anh An giãi bày, tháng vừa rồi, tiền điện gia đình lên 8,6 triệu.

"Gia đình tôi bị tăng tiền điện không phải chỉ đơn thuần là nắng nóng, mà còn do vấn đề thay công tơ. Kể từ khi nhà đèn đổi sang công tơ điện tử, tiền điện bị tăng gấp 3-4 lần", anh An than thở.

Anh nói: "Trước khi thay công tơ, tiền điện trung bình tháng 3,5-4 triệu đồng, nhưng sau khi thay thì tiền điện tăng lên tới 7-8 triệu đồng/tháng. Có tháng đỉnh điểm, kỷ lục ngày nóng thì tăng tới tận hơn 12 triệu".

Không chỉ vậy, anh An còn bức xúc ở chỗ, tình hình này xảy ra từ năm ngoái kéo dài đến nay, gia đình đã làm đơn đề nghị điện lực Tây Hồ xem xét nhưng không thấy thay đổi, ngành điện luôn khẳng định là công tơ đúng. Anh kể, gia đình anh có 5 người sinh hoạt và cũng thường chỉ chạy 3 điều hoà. Trong khi hộ lân cận, cũng mức sinh hoạt tương tự nhưng mỗi tháng chỉ hết 2-3 triệu tiền điện.

Do nắng nóng và hiện tượng bê tông hoá

Trên thực tế, tiền điện tăng cao đã được nhiều gia đình chuẩn bị sẵn tinh thần đón nhận. Bởi trong tuần thứ 3-4 của tháng 5, thời tiết Hà Nội rơi vào đợt nắng nóng kỷ lục nhất trong vòng 44 năm qua. Ngày 28/5, nhiệt độ ngoài trời lên tới 45 độ C, trung bình các ngày còn lại, nhiệt độ duy trì từ 37-38 độ C.

điện, EVN, nắng nóng, kỷ lục, nhiệt độ, quá tải, mất điện, giá điện, hoá đơn điện, ghi chỉ số, công tơ, nắng-nóng, kỷ-lục, nhiệt-độ, quá-tải, mất-điện, tiêu-thụ-điện, giá-điện, hoá-đơn-điện, Tổng-công-ty-điện-Hà-Nội, ghi-chỉ-số, công-tơ

Điểm quan trọng nhất là ngành điện phải ghi đúng, ghi đủ chỉ số công tơ điện.

Bà Nguyễn Thu Phương, Trưởng Ban quan hệ cộng đồng, Tổng công ty Điện lực Hà Nội, chia sẻ: "Khi nắng nóng, hiện tượng bê tông hoá xảy ra. Nếu trước đó, điều hoà có thể làm lạnh nhanh hơn, với hiệu suất làm lạnh tốt hơn thì vào ngày nóng kỷ lục, điều hoà có thể mất nhiều thời gian hơn để làm lạnh. Đây chính là lý do lớn khiến lượng tiêu thụ điện sinh hoạt tăng cao".

Điểm quan trọng nhất là ngành điện phải ghi đúng, ghi đủ chỉ số công tơ điện.

Bà Phương cho hay, kể từ tháng 5, điện lực Hà Nội thực hiện việc ghi chỉ số công khai, minh bạch theo cách mới. Trước ngày ghi chỉ số, điện lực Hà Nội sẽ gửi tin nhắn tới số điện thoại của khách hàng, mời khách chứng kiến việc ghi chỉ số công tơ của nhân viên ngành điện để chốt chỉ số công tơ tháng.

Trước đó, chia sẻ với PV, anh Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng Ban Kinh doanh, Tổng công ty Điện lực Hà Nội, nói rằng hàng tháng, công ty đều giám sát về lượng điện tiêu thụ của các phụ tải. Trường hợp hộ nào có lượng điện tiêu thụ tăng đột biến thì đều có cảnh báo tới khách hàng.

Theo cơ chế này, tổng công ty gửi thông tin về sản lượng điện và tiền điện tiêu thụ tới số điện thoại của khách hàng. Nếu có vấn đề nghi ngờ điện tiêu thụ tăng bất thườn khách hàng có thể phản hồi để xác minh lại.

Tuy nhiên, theo chị Lê Dung, sống tại khu Định Công, Hà Nội, cách tính luỹ tiến giá điện hiện nay cũng đang gây bất lợi lớn cho người tiêu dùng. Vì vào ngày nắng nóng, hầu hết các gia đình đều phải dùng trên 400kWh điện. Khi đó, giá điện mỗi kWh sẽ là 2.587 đồng/kWh, cao hơn tới 964,99 đồng/kWh so với giá bình quân được Chính phủ phê duyệt. Như vậy, chỉ cần dùng thêm 200 kWh điện ở bậc thang cao nhất này, tiền điện cho 200kWh đã là 517.400 đồng, bằng mức bình quân tiền điện hàng tháng của các gia đình trên.

Dù vậy, giải pháp trước mắt cho các gia đình là cần phải tiết kiệm điện và hạn chế sử dụng điều hoà dưới 25 độ C.

Theo Phạm Huyền

Cùng chuyên mục
XEM