FinanceAsia: Tỷ lệ thầu đợt phát hành trái phiếu Việt Nam thành công bậc nhất lịch sử thị trường châu Á

07/11/2014 14:42 PM |

Những nguồn thân cận với thương vụ cho biết hiện sổ đã được đóng tại 10,6 tỷ USD, với sự tham gia của 450 nhà đầu tư, tỷ lệ thầu thành công vào nhất lịch sử thị trường huy động vốn quốc tế tại châu Á, theo đánh giá của tạp chí FinanceAsia.

Việt Nam đang trở lại thị trường trái phiếu quốc tế với vụ phát hành 1 tỷ USD trái phiếu lần đầu tiên trong bốn năm trở lại đây.

Dưới sự ủy quyền của chính phủ Việt Nam, ba ngân hàng Deutsch Bank, HSBC và Standard Chartered Bank sẽ giới thiệu chương trình phát hành trái phiếu với các nhà đầu tư trái phiếu nước ngoài.

Đây là lần thứ ba chính phủ Việt Nam thực hiện huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế, sau các năm 2005 và 2010.

Trái phiếu quốc tế lần này, trả lãi 6 tháng một lần với mức lãi suất tại 4,8%, thấp hơn so với một thương vụ dựng sổ khác có quy mô 7,5 tỷ USD, lãi suất 4,85%.

Những nguồn thân cận với thương vụ cho biết hiện sổ đã được đóng tại 10,6 tỷ USD, với sự tham gia của 450 nhà đầu tư, tỷ lệ thầu thành công nhất trong lịch sử thị trường huy động vốn quốc tế tại châu Á, theo đánh giá của tạp chí FinanceAsia.  

Mục đích của đợt phát hành trái phiếu lần này của Việt Nam nhằm đảo nợ các khoản trái phiếu đáo hạn vào năm 2016 và 2020, đồng thời tận dụng cơ hội để giảm lãi suất đi vay.

Khi tổ chức roadshow kêu gọi đầu tư, Việt Nam hướng tới tỷ lệ 50/50 giữa các khoản bán cho chủ nợ cũ và tiền thu mới. Tuy nhiên, tỷ lệ cuối cùng đạt được là 73%/27% .

FinanceAsia cho biết thêm, Việt Nam đồng ý mua lại 436,44 triệu USD ở mức giá 107, trong khoản 750 triệu USD tổng giá trị trái phiếu đáo hạn năm 2016, lãi suất 6,875%.

Trên thị trường châu Á vào ngày 6/11, loại trái phiếu này đang được giao dịch với giá mua/bán là 106,75/107,5.

Đối với 1 tỷ USD trị giá trái phiếu quốc tế đáo hạn năm 2020, lãi suất 6,75%, Việt Nam chấp nhận mua lại 290,18 triệu USD. Giá mua cho trái phiếu loại này là 114, so với giá mua/bán trên thị trường thứ cấp châu Á tại 113/114,5 trong phiên thứ Năm ngày 6/11.

Việt Nam đã tận dụng cơ hội để trở lại ngay sau đợt bán tháo diễn ra vào cuối hạ, đầu thu diễn ra trên thị trường trái phiếu quốc tế. Giá mua lại đối với hai loại trái phiếu sắp đáo hạn được Việt Nam thiết lập tại mức cao đỉnh điểm từ đầu năm tới nay, tạo sức hút cho đợt phát hành trái phiếu mới lần này.

Đầu tháng 11, trái phiếu đáo hạn 2016 chỉ có giá mua tại 105, trong khi trái phiếu 2020 có giá mua khoảng 111 điểm, thấp hơn so với mức giá mua hiện tại trên thị trường châu Á vào thứ Năm, tại lần lượt 106,75 và 113,13.

Đuổi theo Philippines và  Indonesia

Khi chính thức đặt chân vào thị trường trái phiếu quốc tế vào tháng 10/2005, Việt Nam chỉ phải trả lãi suất thấp hơn 95 điểm cơ bản so với Philippines, và thấp hơn 65 điểm so với Indonesia.

Khi đó, Việt Nam được xếp hạng Ba3/BB-, cao hơn vài bậc so với hạng B2/B+  của Indonesia, gần ngang bằng mức Ba2/BB- của Philippines.

Tuy nhiên từ đó đến nay, Philippines đã được nâng xếp hạng tín nhiệm, hiện đang đứng tại Baa3/BBB, cho phép nước này cải thiện chi phí vay mượn. Tính đến thứ Năm, trái phiếu đáo hạn 2024, lãi suất 4,2% của quốc gia này đang có mức giá tại 107,75, tương đương yield 3,21%.

Mức giá này thấp hơn 159 điểm cơ bản so với Việt Nam, vừa dựng sổ ở mức 4,8%

Trong khi đó, Indonesia cũng thoát khỏi khủng hoảng tài chính châu Á, phần nào cải thiện mức xếp hạng tín dụng đầu tư tại bậc Baa3/BB+. Vào thứ Năm, trái phiếu đạo hạn 2024, lãi suất 4,2% của quốc gia này được mua với giá 100,38, tương đương yield 4,3%.

Mức giá này thấp hơn 50 điểm cơ bản so với Việt Nam.

Trong 10 năm qua, xếp hạng tín dụng của Việt Nam không được cải thiện, thậm chí có những bước lùi trong một số giai đoạn Moody's theo dõi. Năm 2010, cơ quan xếp hạng của Mỹ đã hạ bậc xếp hạng trái phiếu chính phủ từ Ba3 xuống B1, sau đó nâng lại lên B2 sau đó hai năm.

Tuy nhiên, cuối tháng Bảy, Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên B1 sau các chỉ số kinh tế vĩ mô có tín hiệu khởi sắc.

Theo đánh giá của tạp chí FinanceAsia, xét tới số lần các nhà đầu tư "mừng hụt" vì bậc xếp hạng trồi sụt của Việt Nam trong quá khứ, không quá ngạc nhiên nếu các thông báo nâng hạng trong năm nay không tác động nhiều tới niềm tin nhà đầu tư.

Tuy nhiên trong hai năm vừa qua Việt Nam đã làm được nhiều việc. Chính phủ đã đạt mục tiêu lạm phát 2014 tại 7%, với tỷ lệ dừng tại 4,6% trong tháng Chín, tiến bộ vượt bậc so với đỉnh điểm 18,6% trong tháng 12/2011.

Sau 10 năm, cán cân thương mại cũng đảo chiều từ thâm hụt sang thặng dư, với mục tiêu thặng dư được chính phủ đặt ra tại 4,1%.

Đầu tháng, Fitch đã nâng bậc tín nhiệm của Việt Nam từ B+ lên BB-, cùng cảnh báo Việt Nam cần nỗ lực trong việc tái cơ cấu các công ty nhà nước đang hoạt động sa sút.

Đây cũng là vấn đề được chính phủ Việt Nam quyết liệt đương đầu, số lượng các doanh nghiệp nhà nước đã bị cắt giảm từ 1.406 trong năm 2009 xuống còn 857 tính đến tháng Sáu năm nay.

Trong 9 tháng đầu năm, 71 công ty quốc doanh đã được cổ phần hóa, so với con số 74 trong toàn năm 2013, và chỉ 13 và 12 công ty trong hai năm 2012 và 2011.

Việt Nam đã bắt đầu tạo được đà, các quyết định nâng hạng tín dụng cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy. Nhiều dấu hiệu khả quan đã thể hiện trên thị trường trái phiếu thứ cấp. Mở phiên thứ Sáu ngày 7/11, giá trái phiếu Việt Nam có giá mua/bán là 101.625/102.

>> Thị trường trái phiếu Việt Nam tăng trưởng cao nhất khu vực

Theo Dương Long

Cùng chuyên mục
XEM