Đâu là những nền kinh tế có thể lâm vào rắc rối?

26/10/2015 09:38 AM |

Tuy các thị trường toàn cầu dường như đang ở trạng thái ổn định kể từ những ngày hè đầy biến động vừa qua nhưng có vẻ là không thiếu các nguy cơ tiềm tàng đáng để chúng ta lưu tâm.

Trong ấn bản mới nhất của ngân hàng HSBC có tiêu đề “Kiểm tra sức khỏe cho nền kinh tế vĩ mô” (“Macro Health Check”), chuyên gia kinh tế James Pomeroy nhận định rằng “các nhà phân tích dành quá nhiều thời gian để đưa ra các dự báo chính. Nhưng đôi khi tập trung quá nhiều vào triển vọng tăng trưởng khiến chúng ta quên mất việc theo dõi của các nguy cơ của nền kinh tế đang dần được tích lũy”. Tuy các thị trường toàn cầu dường như đang ở trạng thái ổn định kể từ những ngày hè đầy biến động vừa qua nhưng có vẻ là không thiếu các nguy cơ tiềm tàng đáng để chúng ta lưu tâm.

Dưới đây là những xu hướng chính mà Pomeroy xem xét:

Yếu kém ở châu Á: Giá hàng hóa thấp hơn và dòng vốn đang làm tổn thương một số nền kinh tế ở châu Á, đó là chưa đề cập đến triển vọng tăng trưởng không mấy sáng sủa của họ. Cụ thể, HSBC lưu ý đến Malaysia và Indonesia bởi hai quốc gia này có vị trí gần với Trung Quốc - cả về mặt địa lý và thương mại. Như Pomeroy cho biết “Dữ liệu của Trung Quốc cho thấy dấu hiệu của sự suy thoái và điều này đánh vào tâm lý thị trường. Đồng tiền suy yếu và chi phí vay vốn tăng cao, đe dọa tính bền vững của khu vực doanh nghiệp".

“Bong bóng” tại các nền kinh tế đã phát triển: Theo Pomeroy, khi giá tài sản ở mức cao kéo dài từ quá khứ đến nay và các khoản nợ của hộ gia đình cũng ở trên mức bình thường, đây quả thực là điều đáng lo ngại. Ông lưu ý rằng tại Thụy Điển và Na Uy hiện mức nợ của hộ gia đình cao, giá nhà tăng cao trong khi các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất đến mức thấp kỷ lục. Ông nhận định “điều này khiến họ dễ bị tổn thương trước nguy cơ bất ổn tài chính do suy thoái hay tăng lãi suất ở giai đoạn nào đó sau này”.

Hàng hóa tiếp tục đấu tranh: Sau khi quan sát nền kinh tế của Ả-rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả-rập, kinh tế gia thuộc HSBC lưu ý năng lượng vẫn là một vấn đề lớn đối với cả thế giới nói chung và các thị trường mới nổi nói riêng. Ngoài ra, Pomeroy còn cho biết thêm tình hình kinh tế vĩ mô ở các nước như Brazil, Nga, Colombia, và Chile - nơi mà 50% xuất khẩu có liên quan đến hàng hóa - cũng là những mối bận tâm không thể thiếu.

Dựa trên những quan ngại này, HSBC đưa ra báo cáo “chẩn bệnh” cho thấy một số nền kinh tế bị và không bị tác động từ các yếu tố vĩ mô này và các yếu tố vĩ mô khác như thế nào. Các nước mới được bổ sung vào danh sách của ngân hàng bao gồm Malaysia, Indonesia, Thụy Điển và Na Uy như đã đề cập trước đó. New Zealand cũng được đưa vào vì mối liên hệ với Trung Quốc, giá tài sản tăng và giá sữa giảm bất thình lình. Pomeroy cho biết “mặc dù có nguy cơ thấp nhưng vẫn phải đưa New Zealand vào danh sách cần phải để mắt đến”.

Hai quốc gia lớn đáng phải lo ngại trong quá khứ nhưng do đã ổn định theo quan điểm của HSBC là Nhật Bản và Philippines. Theo dự báo của ngân hàng, tăng trưởng tại Nhật Bản có thể không cao trong tương lai gần, nhưng có rất ít lý do tin rằng nó sẽ suy thoái sâu hơn. Đối với Philippines, HSBC cho rằng đây là một trong số ít thị trường mới nổi tương đối không đối diện với nguy cơ khi Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn và giá hàng hóa thấp hơn - hai đặc điểm này phân biệt nó với toàn bộ rất nhiều quốc gia mới nổi khác.

Theo Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Cùng chuyên mục
XEM