Đằng sau vẻ 'ung dung tự tại' của Ả rập Saudi trong bão giá dầu giảm

18/12/2014 17:11 PM |

Có thể Mỹ không phải là đối tượng mà Ả Rập Saudi đang nhắm đến khi thực hiện chính sách không can thiệp giữa cơn bão giá dầu giảm mạnh.

Thứ 4 vừa qua, Câu lạc bộ báo chí quốc tế và công ty nghiên cứu rủi ro toàn cầu Control Risks đã tổ chức hội thảo tranh luận về chính sách đối phó với giá dầu giảm của Ả rập Saudi. Theo đó, đa phần các chuyên gia tỏ ra hoài nghi về suy nghĩ cho rằng việc quốc gia này không đưa ra bất cứ biện pháp nào nhằm chống đỡ giá dầu giảm mạnh là bởi họ muốn loại bỏ các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ ra khỏi thị trường.

Còn một lý do chính trị nữa giải thích cho động thái này là bởi sự giảm nguồn cung dầu đá phiến Mỹ trên thị trường chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Hiển nhiên, người thua cuộc trong cơn bão giá dầu hiện tại là Iran và Nga – đối thủ chính của Ả Rập Saudi trong khu vực và đồng thời cũng không phải là những quốc gia có mối quan hệ tốt đẹp với Ả Rập Saudi.

Gây áp lực lên dầu đá phiến có thể chỉ là “sản phẩm phụ để ép người Iran và Nga”, Michael Moran – Giám đốc công ty nghiên cứu rủi ro toàn cầu Control Risk phát biểu. Hơn nữa, ông nói, động thái “nằm im” của Ả rập Saudi thực sự là một nước cờ cao tay. Với mỗi động thái của giá dầu, nhất cử nhất động của Ả rập Saudi càng được "soi" kỹ hơn, lại càng khẳng định vị thế là siêu cường dầu mỏ trên thế giới của nó.

Giá dầu ở mức thu hồi vốn.

Trong khi động thái này có thể làm tổn thương người dân Nga và Iran nhưng về cơ bản ngân sách của các quốc gia này sẽ không bị ảnh hưởng (Venezuela là một câu chuyện khác).

Michael Levi, thành viên cao cấp trong Hội đồng Năng lượng và Môi trường quốc tế nhấn mạnh rằng: "Rất nhiều quốc gia dựa vào giá dầu cao để cân bằng ngân sách dù có nguồn dự trữ lớn, bởi việc này sẽ giúp họ khắc phục được khi mức giá dầu xuống thấp trong một thời gian".

Những quốc gia không có nguồn dự trữ lớn, ông nói, nhìn chung sẽ để thả nổi đồng tiền của họ. Xem xét kỹ có thể thấy Nga đang phải chịu khủng hoảng tiền tệ, chứ không phải khủng hoảng ngân sách.

Về phía ảnh hưởng của giá dầu thấp đến nguồn dầu đá phiến của Mỹ, Levi nói rằng, thậm chí nếu thị trường tìm ra mức giá hòa vốn cho các sản phẩm của Mỹ (điều thực sự khó làm bởi có rất nhiều khác biệt giữa các giếng dầu) thì điều này vẫn sẽ thay đổi trong vòng 2, thậm chí 5 năm tới khi công nghệ phát triển.

Với tất cả những điều ở trên, Levi cảnh báo không nên coi Ả rập Saudi như kẻ chủ mưu tạo nên câu chuyện năng lượng toàn cầu. Hiện vẫn không rõ quốc gia này có thể nghĩ xa hơn được tới đâu.

Ông nói thêm: “Đừng đánh giá quá cao chiến lược của OPEC”.

>> OPEC nghi ngờ yếu tố đầu cơ khiến giá dầu giảm mạnh

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM