'Đại chiến' làm quản gia tiền bạc cho giới nhà giàu

17/03/2015 10:16 AM |

Các cố vấn robot làm việc cho tầng lớp trung lưu, hoặc những người trẻ, những người không có nhiều tiền và chỉ với mục đích tránh chi phí.

Nội dung nổi bật:

- Những hãng quản lý tài sản cho giới nhà giàu đang bị cạnh tranh bởi những cố vấn robot.

- Những cố vấn robot ngày càng thu hút nhóm khách hàng có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRY- High earning, not rich yet) nhờ phí quản lý rẻ, mức vốn quản lý tối thiếu thấp.

- Các công ty quản lý tài sản truyền thống tại phố Wall không thể ngồi yên trước tình trạng này.


UBS, Bank of America và Morgan Stanley vốn là những gã khổng lồ trong ngành quản lý tài sản toàn cầu, mỗi công ty này chịu trách nhiệm với hơn 1.000 tỷ USD tài sản của các nhà đầu tư.

Nhưng giờ đây 3 công ty này đang bị vây hãm bởi những dự án khởi nghiệp được tài trợ vốn và cung cấp mảng rộng lớn về dịch vụ tư vấn với chi phí thấp nhờ sử dụng những chức năng tự động.

Đây chính là những cố vấn robot.

Nếu như trước đây, cuộc chiến tranh giành quyền quản lý tài sản cho nhà giàu thường được biết đến giữa những ngân hàng lớn không đủ nguồn lực với các ngân hàng có các mối quan hệ tốt thì ngày nay cuộc đua còn xuất hiện thêm những nhân tố mới.

Trong khi các hãng quản lý truyền thống tiếp tục theo đuổi những khách hàng triệu đô, thì những cố vấn robot ngày càng thu hút nhóm khách hàng có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRY- High earning, not rich yet), một báo cáo của Goldman Sachs mới đây cho biết.

Betterment, Wealthfront, FutureAdvisor và Personal Capital là một trong những nhân tố mới này.

Một vài ngân hàng lớn và các nhà đầu tư đang đặt cược vào các cố vấn robot.

Rất nhiều trong số những dự án khởi nghiệp này thực chất đứng đằng sau là những đối thủ cạnh tranh trên thị trường quản lý tài sản tại phố Wall. Citi Ventures là một trong những người đứng sau và đóng góp hơn 100 triệu USD cho Betterment trong khi Personal Capital tìm được cả USAA và BlackRock trong số những nhà đầu tư của mình.

Làm thế nào những dự án mới mẻ trong lĩnh vực quản lý tài sản tạo ra sự khác biệt của chính mình, đặc biệt là với những khách hàng thế hệ trẻ HENRY thông qua hệ thống tham mưu tự động? Theo Goldman, chiến lược thâu tóm những khách hàng từ hiệu ứng lan truyền nhờ tận dụng xu hướng khách hàng mục tiêu trong kết nối mạng xã hội của họ để tạo ra những ý tưởng đầu tư. Họ cũng đang làm điều đó với chi phí thấp hơn so với các công ty truyền thống trước đây.

Về ngắn hạn, điều này đồng nghĩa với việc nhiều khách hàng trẻ tham gia nền tảng quản lý tài sản sớm hơn. Về lâu dài, điều này nhắm tới mục đích giữ sự gắn kết khi họ trưởng thành và cần quản lý khối tài sản lớn hơn. Vì điểm này những dự án khởi nghiệp quản lý tài sản này đang hướng tới việc mở rộng quy mô dịch vụ khách hàng để cạnh tranh tốt hơn với những đối thủ lớn.

Phí quản lý là chìa khóa đối với các ngân hàng lớn và các nhà quản lý quỹ khác. Đơn vị quản lý tài sản Merrill Lynch của Bank of America chịu trách nhiệm đối với phần lớn nguồn thu đứng đầu danh sách của ngân hàng này.

Một lợi thế lớn của các dự án khởi nghiệp nói trên là mức vốn quản lý tối thiểu: Từ 0 đến 100.000 USD (với Personal Capital là cao nhất). Họ cần ít phí hơn, chi trả nhân viên thấp hơn và dễ dàng mở rộng quy mô nhanh hơn tới những nhà đầu tư nhỏ hơn.

Tuy nhiên một nguồn tin từ phố Wall cho rằng có những dịch vụ quản lý tài sản được các ngân hàng đưa ra nhưng phần lớn những dự án khởi nghiệp không thể thực hiện như lập kế hoạch quản lý bất động sản và khoảng lựa chọn đầu tư rộng hơn.

"Các cố vấn robot làm việc cho tầng lớp trung lưu, hoặc những người trẻ, những người không có nhiều tiền và chỉ với mục đích tránh chi phí", một chuyên gia phố Wall chỉ ra. "Họ không thể thay thế các cố vấn truyền thống với dịch vụ đầy đủ."

Tuy nhiên, các công ty quản lý tài sản truyền thống tại phố Wall không thể ngồi yên trước tình trạng này. Những đối thủ trong ngành công nghiệp này đang bắt đầu để ý tới xu hướng mới- nhắm tới HENRY bằng những động thái như quỹ quản lý Charlees Schwab đã tung ra nền tảng quản lý tài sản Intelligent Portfolios với mức phí rẻ hơn thông qua công nghệ tự động.

Một lần nữa có thể thấy thế giới mới chỉ trong hiệp đầu tiên của cuộc chiến quản lý tài sản.

>> Bản đồ người giàu thế giới: Việt Nam sẽ có 3 tỷ phú đôla vào năm 2024

Thảo Nguyên

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM