“Cổ phần hoá, bán không được thì chỉ có phá sản”

06/06/2015 16:05 PM |

Bộ Tài chính cho biết, sau 5 tháng đầu năm 2015 mới cổ phần hoá 43 doanh nghiệp theo mục tiêu đến hết năm 2015 sẽ còn hơn 246 doanh nghiệp phải cổ phần hoá.

Kế hoạch sắp xếp đã được phê duyệt, giai đoạn 2014-2015 cả nước sẽ thực hiện cổ phần hoá 432 doanh nghiệp. Năm 2014 cả nước đã thực hiện sắp xếp được 167 doanh nghiệp, Quý I/2015 thực hiện cổ phần hoá được 29 doanh nghiệp. Trước đó,giai đoạn 2011-2013 cả nước đã thực hiện sắp xếp được 180 doanh nghiệp trong đó cổ phần hoá.

Tại cuộc họp báo chuyên đề ngày 5/6, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, mục tiêu cổ phần hoá được xác định là chất lượng đổi mới, không chạy theo số lượng, mặc dù kế hoạch đưa ra là phải thực hiện.

Theo đó, các giải pháp đưa ra là nâng cao giá trị hàng hoá bán ra thị trường, đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp đủ điều kiện IPO sẽ làm ngay, doanh nghiệp không thực hiện và khả năng không thành công sẽ chuyển sang công ty cổ phần và sau đó tiếp tục củng cố doanh nghiệp tốt lên để IPO.

“Nghĩa là mời thêm các đại diện chủ sở hữu khác không phải Nhà nước tham gia hoạt động doanh nghiệp, giám sát doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động theo đúng luật. Từ đó củng cố hoạt động IPO”, ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, từ nay đến cuối năm tiến độ cổ phần hoá sẽ nhanh hơn, mục tiêu cổ phần đa sở hữu để các thành phần tham gia vào doanh nghiệp, có thời gian chuẩn bị có người lao động, cổ đông chiến lược tham gia.

Ông Tiến đánh giá, kinh tế mới ở giai đoạn phục hồi nên dòng vốn vào thị trường còn hạn chế, cung lớn không tạp thị trường thì việc khắc phục hết số lượng cổ phần bán ra là khó nên giải pháp là chia ra để thực hiện.

Về vấn đề bán theo lô, đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết, Nghị quyết Chính phủ là bán thoái vốn áp dụng cho lĩnh vực không phải trọng yếu nên việc thoái là quyền của cổ đông có quyền tham gia mua hoặc bán đi.

Đặc biệt, đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết, giải pháp quan trọng cổ phần hoá, bán không được thì chỉ có phá sản, công ty mua bán nợ cũng có vai trò trong việc này để xử lý tài chính doanh nghiệp, kiên quyết không giữ lại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

Theo TÂM AN

Cùng chuyên mục
XEM