Châu Âu - Từ thiên đường đến mong manh trước khủng bố

15/11/2015 10:51 AM |

​Châu Âu vốn là thiên đường an toàn cho đến tối thứ 6 ngày 13/11/2015, EU chính thức trở nên mỏng manh trước khủng bố.

Một loạt các vụ tấn công khủng bố đẫm máu giữa Paris tối 13/11 cướp đi tính mạng của hơn 120 người dân vô tội thật ra đã được cơ quan an ninh và tình báo phương Tây cảnh báo từ nhiều năm trước.

Kể từ vụ tấn công Mumbai 8 năm trước gây ra bởi nhóm Hồi giáo cực đoan giết chết 166 người chỉ trong 4 ngày thì có khá nhiều cảnh báo sai hoặc bị phát hiện. Nhưng như những gì IRA (Quân đội Cộng hòa Ireland) đã từng dứt khoát cảnh báo: “Có thể nhiều lần bạn gặp may mắn, chúng tôi chỉ gặp may một lần duy nhất”.

Nội chiến kéo dài ở Syria và sự hiện diện của Nhà nước Hồi giáo (IS) là hai lực hút cực mạnh đối với các phần tử chiến binh thánh chiến – những kẻ khủng bố được cho là dã man hơn cả Al-Qaeda (AQ). Trong khi AQ đã bị tấn công bởi máy bay do thám Mỹ thì IS đi từ sức mạnh này đến sức mạnh khác.

Mùa hè năm ngoái, cả thế giới chứng kiến cơn thịnh nộ của IS. Động thái này nằm trong kế hoạch thiết lập một đế chế riêng mang tên Nhà nước Hồi giáo. IS khai thác truyền thông xã hội để công khai công bố những hành động tàn bạo và chiến tích của mình. Điểm đặc biệt là, IS tuyển mộ và đào tạo hàng ngàn thanh niên Hồi giáo phương Tây, nhất là ở Pháp.

Đối tượng tân binh IS hướng đến là những người vô danh, rất ít khi ra khỏi nhà và sống chủ yếu trên mạng xã hội. Những cá nhân cực đoan này rất dễ bị thuyết phục bởi công tác tuyên truyền thánh chiến ào ạt nhằm thực hiện “chiến dịch tấn công của những con sói cô đơn”.

Phía giới chức

Thế giới đang ngày càng lo ngại rằng mã hóa bảo vệ ở smartphone và các ứng dụng tin nhắn để bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng chính là món quà cho bọn khủng bố - những “kẻ thích đi trong bóng tối” để thực hiện kế hoạch. Cơ quan an ninh tại Pháp và Anh đã được phép nghe trộm những kẻ tình nghi, nhưng ngay cả thế thì họ vẫn bị cho là tụt lại đằng sau trong cuộc chạy đua vũ khí công nghệ với bọn khủng bố.

Vẫn còn quá sớm để nói đâu là hậu quả nặng nề nhất là gì kể từ vụ đánh bom xe lửa ở Madrid năm 2004. Nhưng chắc chắn cảnh tượng kinh hoàng của cuộc khủng bố buộc người dân châu Âu và bên hữu quan (ít nhất là đối tác ký hiệp định Schengen) tăng cường cảnh giác.

Đó là một nỗi lo sợ có lý do vì trong số những người tị nạn đổ về châu Âu từ Syria có cả những đấu sĩ kinh nghiệm cố ý gây tội nếu có cơ hội. Vụ tấn công cũng sẽ làm trầm trọng thêm lo lắng về một “kẻ thù bên trong” chống lại nền văn hóa phương Tây và các chính sách đối ngoại chống Hồi giáo.

Các chương trình chống Hồi giáo cực đoan ở hầu hết các nước phương Tây có dân số Hồi giáo đông đều có ý tốt nhưng không thể hiện rõ. Một lẽ, ở châu Âu, không thiếu những người theo chủ nghĩa dân túy – những người thừa hạnh phúc đâm ra bới móc lỗi lầm của hôm qua.

Câu hỏi lớn hơn dành cho châu Âu, châu Âu có thể làm gì để cản trở các cuộc tấn công như vậy trở thành một nỗi lo sợ định kỳ. Nỗ lực hợp tác để chấm dứt cuộc chiến ở Syria và đế chế IS có thể giúp giảm bớt người tị nạn nhưng không có khả năng tiêu diệt các mối đe dọa.

Một nỗi lo lớn dễ dàng giải quyết hơn là về luật súng ở châu Âu (mặc dù Anh có luật súng rất nghiêm ngặt) và con đường vận chuyển súng xuyên châu Âu. Khi một cuộc tấn công khủng bố trên quy mô lớn bắt đầu, chúng sẽ phải tụ tập lại ở một số nơi từ sân vận động thể thao hay các trạm đường sắt đến các địa điểm vui chơi giải trí và các sự kiện chính trị.

Cơ quan an ninh châu Âu đang đứng trước những áp lực lớn hơn bao giờ hết.

Theo Thảo Trang

Cùng chuyên mục
XEM