[Chart] Việt Nam là nước “thắng lớn” nhất từ TPP?

06/10/2015 14:52 PM |

Trên thực tế, lượng hàng hóa giao thương thông qua TPP chiếm 13% tổng thương mại toàn cầu. Chưa kể phân khúc giao thương về dịch vụ không được thống kê.

Ngày 5/10, sau hơn 5 ngày làm việc thâu đêm, Bộ trưởng Thương mại 12 nước tham gia TPP gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam tuyên bố kết thúc thành công quá trình đàm phán để đi đến một thỏa thuận mang tính lịch sử.

Nếu các bên liên quan triển khai các điều khoản trong thỏa thuận, hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ một phần, giảm chi phí giao thương giữa các nước thành viên. Tuy nhiên thỏa thuận này cũng thay đổi một phần bộ luật tại một số nước, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh, trong đó có thị trường lao động, quy định về môi trường, bảo vệ tài sản trí tuệ…

Mục tiêu tối thượng của thỏa thuận là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên, gián tiếp đối kháng với sự chi phối của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu.

Tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng thỏa thuận được đàm phán trong bí mật có thể trao quá nhiều quyền lực cho các tập đoàn đa quốc gia, gây thiệt hại cho người lao động và các nước nhỏ.

Chưa thể nói trước nhận định này có áp dụng vào thực tế hay không. Nhưng trước khi biên bản cụ thể được công bố, cùng nhìn lại quy mô của hiệp định được cho là "tham vọng nhất thế kỷ 21" này.

Một số nghiên cứu độc lập cho rằng hiệp định TPP bao trùm 40% nền kinh tế thế giới, nhưng đây là số liệu tính toán theo GDP các nước thành viên.

Trên thực tế, lượng hàng hóa giao thương thông qua TPP chiếm 13% tổng thương mại toàn cầu. Chưa kể phân khúc giao thương về dịch vụ không được thống kê.

Lượng hàng hóa giao thương thông qua TPP chiếm 13% tổng thương mại toàn cầu.
Lượng hàng hóa giao thương thông qua TPP chiếm 13% tổng thương mại toàn cầu.

TPP sẽ thay đổi hoạt động sản xuất của các nước thành viên ra sao tính đến năm 2025? Dưới đây là tổng hợp ước tính của ba nhà kinh tế kỳ cựu đã dành nhiều năm xây dựng mô hình tính toán để trả lời câu hỏi này.

Theo mô hình này thì nước "thắng lớn" nhất là Việt Nam, Malaysia và Singapore - các quốc gia hưởng lợi ích nhiều nhất từ việc mở rộng thị trường.

Mỹ không được hưởng lợi nhiều khi đặt trong so sánh này, vì quy mô nền kinh tế vốn đã rộng và mở cửa.

Ngược lại, các nước không tham gia hiệp định chứng kiến quy mô nền kinh tế co rút nhẹ khi họ phải chuyển xuất khẩu sang các kênh hiệu quả hơn.

Riêng đối với Mỹ, nước được cho là "chủ trì" bàn đàm phán hiệp định, mức tăng 0,2% bao hàm nhiều yếu tố. Nhìn chung, những công việc thâm hụt lao động sẽ chuyển dịch dần thành thâm hụt kỹ năng.

Nếu dự đoán của các nhà kinh tế là đúng, nhiều nhà máy sản xuất đang được đặt tại Mỹ sẽ được chuyển sang nước ngoài, tuy nhiên những công việc trong mảng dịch vụ đòi hỏi kỹ năng cao hơn, mức thu nhập cao hơn vẫn sẽ ở lại Mỹ.

Muốn biết tại sao việc làm trong ngành sản xuất sẽ "chạy" khỏi Mỹ và các nước phát triển khác, chỉ cần nhìn bảng lương tối thiểu và lương trong ngành sản xuất của các nước thành viên.

Theo Thảo Mai

Cùng chuyên mục
XEM