Bằng đại học ngày càng đắt đỏ và không còn đáng để bạn bỏ tiền ra

21/12/2015 15:05 PM |

Goldman dự đoán sẽ có một cuộc cách mạng lớn trong giáo dục đại học. Chi phí cho việc học đại học đang tăng dần.

Tấm bằng đại học đang ngày càng trở nên đắt đỏ đến nỗi nó không còn đáng đồng tiền bỏ ra nữa.Tấm bằng đại học có còn đáng giá?

Ít nhất đó là kết luận của tập đoàn tài chính Goldman Sachs.

Trong một báo cáo, hãng này cho rằng nhiều sinh viên tốt hơn là không nên học những trường đại học xoàng – đó là những trường nằm trong top 25% dưới cùng. Xét trung bình, những sinh viên có thu nhập còn ít hơn cả những người tốt nghiệp phổ thông.

Nhưng kể cả những ai có ý định học ở những trường thuộc top giữa cũng nên cân nhắc cẩn thận.

Các nhà nghiên cứu của Goldman – vốn được biết đến vì chỉ quan tâm đến lời lãi cuối cùng – cho rằng “Lợi suất trung bình từ việc học đại học đang giảm dần”.

Một tấm bằng đại học không mang lại lợi nhuận trong nhiều năm liền

Vào năm 2010, một sinh viên đại học điển hình phải mất đến 8 năm làm việc mới bù lại được khoản đầu tư cho tấm bằng cử nhân của mình. Hầu hết lúc đó họ đã khoảng 30 tuổi.

Khi mức chi phí cho giáo dục đại học tăng lên, khoảng thời gian để “hòa vốn” cũng dài thêm. Đây là những gì Goldman Sachs ước tính:
-- Năm 2015: Các cử nhân không thể hòa vốn trước 31 tuổi
-- Năm 2030: Các cử nhân không thể hòa vốn trước 33 tuổi
-- Năm 2050: Các cử nhân không thể hòa vốn trước 37 tuổi

Một số tấm bằng có giá trị hơn

Khoảng thời gian hòa vốn cũng khác nhau theo chuyên ngành theo học. Các doanh nghiệp ở Mỹ phàn nàn rằng học không thể tìm đủ các “nhân viên lành nghề” bất chấp sự thật là ngành kinh tế có số lượng sinh viên theo học nhiều nhất.

“Việc lựa chọn trường và chuyên ngành đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các sinh viên nếu căn cứ vào con số lợi nhuận thu được đang thay đổi liên tục”.

Theo dữ liệu của một cuộc tổng điều tra, gần 15,5 triệu người Mỹ đang theo học các trường đại học với thời gian học kéo dài 2 hoặc 4 năm. Học ở các trường như MIT (học viện công nghệ Massachusetts) vẫn là một bước đệm danh giá và mang lại nhiều lợi thế trong cuộc đời, nhưng Goldman đặt câu hỏi liệu có tốt hơn cho hàng triệu sinh viên ở các trường có xếp hạng thấp hơn hay không khi lựa chọn các hình thức đào tạo khác?

Một số bằng cấp có giá trị hơn so với những bằng cấp khác. Tiền lương sẽ tăng nhanh hơn đối với những ai học tại các trường đại học thuộc top đầu và những ai học ngành quản trị kinh doanh, y tế và kỹ thuật.

Theo Goldman Sachs: “Sinh viên tốt nghiệp học ở những ngành được trả lương thấp hơn như nghệ thuật, giáo dục và tâm lý đang phải đối mặt với rủi ro lợi suất âm cao nhất. Đối với họ, tấm bằng đại học đang ngày càng trở nên không đáng đồng tiền bỏ ra”.

Một cuộc cách mạng giáo dục đại học chuẩn bị diễn ra

Tất nhiên, lợi ích của giáo dục đại học không chỉ gói gọn trong mục đích tìm được một công việc lương cao. Nhiều sinh viên tìm được những người bạn thân thiết suốt đời và trải nghiệm sự trưởng thành đáng kể của cá nhân họ.

Nhưng đây là một lựa chọn đắt đỏ để thực hiện được những mục tiêu ấy. Chi phí cho một năm học ở trường tư hiện giờ là 43.921 USD. Thậm chí cả những trường công cũng có mức phí trung bình lên đến 20.000 đô USD/năm.

Goldman dự đoán sẽ có một cuộc cách mạng lớn trong giáo dục đại học. Chi phí cho việc học đại học đang tăng dần. Khoản nợ mà sinh viên phải trả hiện là 1 nghìn tỉ USD. Các nhà tuyển dụng đang phàn nàn là học không thể tìm được những sinh viên tốt nghiệp với các kỹ năng cần có và nhiều sinh viên cũng nản lỏng vì không thể tìm được một công việc tốt hơn.

Các doanh nghiệp chắc chẳn phải trở nên cởi mở hơn khi tuyển dụng những người được đào tạo bằng các hình thức khác như qua Lynda.com (công ty giáo dục trực tuyến thuộc sở hữu của LinkedIn) hoặc các khóa học trực tuyến mở rộng (Massive Open Online Courses)

Những công ty như Facebook và Google có thể sẽ tự tạo ra các chương trình giáo dục không chính thức của riêng mình để có thể thiết kế các khóa học chính xác theo những gì họ muốn.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM