Ấn Độ: Điểm đến mới trong nền sản xuất toàn cầu

11/10/2015 08:36 AM |

Trong khi chiến dịch “Made in India” (sản xuất tại Ấn Độ) của tân tổng thống Narendra Modi bị chê bai bởi nhiều người, thì những nhà điều hành các doanh nghiệp tại Bắc Mỹ đang muốn mở rông chuỗi cung ứng sản xuất cho công ty mình vượt ngoài biên giới Trung Quốc.

Khi nghĩ về sản xuất, ắt hẳn Trung Quốc là nơi đầu tiên hiện ra trong đầu. Nhưng có một quốc gia hiện ngày càng nhận được nhiều chú ý – điển hình như Ấn Độ. Dù cho đây là quốc gia nổi tiếng toàn cầu về ngành dịch vụ và công nghệ số, nhưng Ấn Độ đang nổi lên như một “ứng cử viên tiềm năng” cho doanh nghiệp đặt nhà máy vì:

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tính theo ngang bằng sức mua – PPP (sau Mỹ và Trung Quốc); Quốc gia có lực lượng đông đảo những kỹ sư và công nhân nhà máy lành nghề; Quyền sở hữu trí tuệ ở đây được tôn trọng một cách rộng rãi; Và trên hết có thể dễ dàng tìm thấy những nhà quản lý tài giỏi mà nói được tiếng Anh.

Trong khi chiến dịch “Made in India” (sản xuất tại Ấn Độ) của tân tổng thống Narendra Modi bị chê bai bởi nhiều người, thì những nhà điều hành các doanh nghiệp tại Bắc Mỹ đang muốn mở rông chuỗi cung ứng sản xuất cho công ty mình vượt ngoài biên giới Trung Quốc.

Vì thế để quyết định xem liệu Ấn Độ có trở thành địa điểm tốt cho hoạt động sản xuất, quan trọng là cần phải hiểu những cơ hội và thách thức khi hoạt động kinh doanh tại Ấn Độ.

Những câu chuyện thành công của người Mỹ trên đất Ấn

Trong khi các công ty Mỹ mới chỉ bắt đầu tìm hiểu đâu là tiềm năng sản xuất tại Ấn Độ, đã có rất nhiều ví dụ biến những nỗ lực đó thành công. Đơn cử như công ty Abbott Hoa Kỳ hoạt động trên 150 quốc gia và sở hữu những nhãn hiệu sữa hàng đầu như sữa bột Similac, gần đây đã xây dựng cơ sở sản xuất tại Jhagadia để cạnh tranh trên thị trường thực phẩm dinh dưỡng ngày cành phát triển tại Ấn Độ.

Trong năm 2014, 14.000 nhân viên của hãng tại Ấn Độ đã tạo ra doanh số 1,09 tỷ USD. Con số đạt được lớn như vậy là nhờ các sản phẩm tại đây đang theo sát đúng nhu cầu thị trường địa phương cũng như tạo ra những sản phẩm riêng phục vụ nhu cầu của người dân địa phương như cung cấp những viên bổ sung dinh dưỡng PediaSure cho trẻ em với vị nghệ tây và hạnh nhân.

Điểm đặc biệt nằm ở chỗ Ấn Độ là một trong những thị trường mà Abbott mở rộng sau Canada và Anh, và giờ đây trở thành thị trường lớn thứ 3 của công ty trên toàn cầu – cả 6 hạng mục kinh doanh của Abbott đều đã xuất hiện tại Ấn Độ. Năm ngoái, Ấn Độ được coi là nơi sản xuất quan trọng của hãng – được đầu tư 75 triệu USD.

Chủ tịch Abbott nhận định đây là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên toàn cầu – với dân số trẻ, các chỉ số kinh tế vĩ mô tốt, chi tiêu tiêu dùng lớn và có một chính phủ luôn cố gắng để thúc đẩy cải cách. Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, lý do thôi thúc nhất chính là cơ hội phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của 1,2 tỷ dân lâu nay chưa được đáp ứng.

Trong khi Abbott hiện chưa xuất khẩu hàng của mình từ Ấn Độ, một công ty khác của Mỹ là Cummins đã thực hiện sản xuất động cơ, máy phá điện và máy biến áp tại đây nhằm xuất khẩu trên toàn thế giới. Ấn Độ cực kỳ quan trọng đối với doanh thu Cummins, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình 14%/năm trong 5 năm qua, chiếm 40% doanh thu công ty. Cummins có tới 20 nhà máy tại Ấn Độ (Abbott chỉ có 3) và 1/6 nhân viên công ty trên toàn cầu – tương ứng 54.000 – hiện đang làm việc tại đây.

Một công ty khác đang tiến hành hoạt động sản xuất tại Ấn Độ nhằm xuất khẩu là GE. Trong số 10 nhà máy sản xuất tại Ấn Độ, có một nhà máy mới đi vào hoạt động tại thành phố Pune trở thành nguồn cung ứng toàn cầu cho nhiều mảng kinh doanh của hãng, từ máy móc và động cơ máy bay cho tới đầu máy xe lửa diesel.

Trong tương lai việc sản xuất có thể sẽ không còn tập trung tại một quốc gia nhất định, nhưng đi kèm với đó là bài toán về tính kinh tế theo quy mô. Và nhà máy ở Pune giúp GE khắc phục nhược điểm đó, khi mà một nửa sản phẩm cuối được xuất khẩu trong khi phân nửa còn lại dành cho thị trường Ấn Độ.

Trong khi những ví dụ vừa nêu mới chỉ tập trung vào những doanh nghiệp lớn, thì cơ hội sản xuất tại Ấn Độ cũng dành cho các doanh nghiệp nhỏ hơn. Kỹ sư Lou Hutter, CEO của một startup Cricket Semiconductor vừa mới gọi được 1 tỷ USD vốn (phần lớn từ những nhà đầu tư Ấn Độ) để xây dựng cơ sở sản xuất chip analog đầu tiên tại Ấn Độ. Hutter và các đối tác của mình hi vọng đặt nhà máy này tại thành phố tầm trung là Indore, bang Madhya Pradesh, nơi thủ tướng đã đồng ý tài trợ mặt bằng miễn phí cùng hệ thống điện nước ổn định.

Vượt qua những rào cản thách thức

Trong khi có rất nhiều tiềm năng sản xuất tại Ấn Độ, các công ty cũng phải đối mặt với những thách thức khi hoạt động kinh doanh tại đây. Ví dụ như trở ngại lớn nhất mà Cummins gặp phải là quá trình giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do quy định chính phủ quá phức tạp. Việc sở hữu đất đai không rõ ràng cùng với thời gian chậm trễ trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp phiền toái.

Bước đầu tiên để khắc phục những thách thức này là cần phải coi Ấn Độ là “tập hợp” của nhiều bang chứ không đơn thuần là 1 quốc gia duy nhất. Và từ đó các doanh nghiệp lựa cho đâu là bang thuận lợi nhất cho việc đặt nhà máy của mình.

Ví dụ như bang Madhya Pradesh cho phép các doanh nghiệp đăng ký duy nhất một giấy phép kinh doanh trực tuyến nhằm thay thế những thủ tục phức tạp mà các doanh nghiệp phải trải qua trước đây: 61 giấy phép đăng ký kinh doanh khác nhau theo 13 luật lao động liên bang riêng biệt. Các bang cũng đã hệ thống hóa quá trình kiểm tra thủ tục. Trước đây, mỗi thanh tra viên sẽ xuất hiện tại các công ty mà không cần thông báo, gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Giờ đây, các bang đã giảm quá trình kiểm tra xuống 5 năm 1 lần và phải báo trước.

Một thách thức khác là từ trước đến nay, Ấn Độ giới hạn khả năng sa thải nhân viên của các công ty. Dù cho điều này nhằm bảo vệ việc làm của công nhân, nhưng vì thế mà nhiều nhà máy nhỏ để tránh gánh nặng pháp lý đã giảm số công nhân biên chế bằng những lao động theo hợp đồng. Các doanh nghiệp phương Tây cũng không cần phải xây dựng nhà máy riêng tại đây. Những nhà cung ứng tại Ấn Độ hoàn toàn có khả năng cạnh tranh toàn cầu trong sản xuất những ngành hàng như linh kiện điện tử, thậm chí cả mỹ phẩm chăm sóc cá nhân.

Hướng tới tương lai

Chỉ hai thập kỷ trước, hầu hết các doanh nghiệp phương Tây cho rằng Ireland hay Trung Mỹ là nơi để gia công phần mềm; thì giờ đây, chính nhờ nền tảng kiến thức của nhân công mà Ấn Độ chính là giao điểm kết hợp của hai nơi sản xuất lý tưởng kia.

Sản xuất tại Ấn Độ không cần thiết phải kỳ vọng đối đầu trở thành trung tâm sản xuất của thế giới, nhưng với những giám đốc đang muốn đa dang hóa chuỗi cung ứng thì cần phải xem xét lại Ấn Độ không chỉ dưới con mắt là nơi gia công phần mềm hay cung ứng dịch vụ. Sản xuất xuất đang cận kề với Ấn Độ, và có nhiều công ty như Abbott, Cummins hay GE đã chứng minh rằng nguồn lực to lớn của quốc gia này.

Và dưới quan điểm của Ấn Độ, thì sản xuất có thể là cách duy nhất giúp nửa tỷ dân quốc gia này thoát khỏi nghèo đói. Nếu thủ tướng Modi có thể truyền cảm hứng cho những người xung quanh ông nhằm thúc đẩy giải phóng mặt bằng và nhân công để hướng tới sản xuất, thì các tập đoàn trong nước và nước ngoài sẽ đây nhanh sự chuyển đổi này.

Ngọc Quân

Cùng chuyên mục
XEM