1 chiếc xe ô tô xa xỉ bán ở Việt Nam có giá = 3 chiếc ở Mỹ

04/03/2015 14:16 PM |

Sức mua xe ô tô xa xỉ gia tăng tại Việt Nam là một điều đáng phải lưu tâm khi một chiếc xe có giá 60.000 USD tại Mỹ về Việt Nam con số này lên tới 180.000 USD.

Nội dung nổi bật:

- Trong khi gần 90 triệu dân số của Việt Nam vẫn đang chật vật phấn đấu trở thành tầng lớp trung lưu của xã hội thì những người giàu nhất ở đây lại ngày càng phô trương sự thành công, giàu có.

- Dữ liệu cho thấy lượng hợp đồng mua bán xe mới tại Việt Nam đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 2 năm từ con số 9.500 trong năm 2012 lên 21.700 vào năm 2014.

- Sức mua xe ô tô xa xỉ gia tăng kể trên là một điểm đáng lưu ý khi một chiếc xe có giá 60.000 USD tại Mỹ về Việt Nam con số này sẽ lên tới 180.000 USD.


Bên trong showroom Rolls-Royce tại Việt Nam có trưng bày những mẫu xe xa xỉ đến “không thể tin được”. Tuy vậy, khi được hỏi hai người phụ nữ bán hàng rong trên một con phố tại Hà Nội, họ nói rằng không hề quan tâm tới những chiếc xe ô tô siêu xa xỉ hiện đang trà trộn trong những dòng xe máy đông đúc trên đường. Tại sao lại như vậy?

Cụ Hà – gần 80 tuổi và chị Hiền – 53 tuổi bắt đầu một ngày làm việc của họ từ 4 giờ sáng ở một chợ đầu mối. Khi bình minh, họ bắt xe máy xuống trung tâm thành phố để cung cấp khoai tây và đu đủ cho người qua đường. Cụ Hà sống với 8 người họ hàng của mình nói rằng thường kiếm được khoảng 50.000 đồng (tức là ít hơn 2,5 USD)/ngày. Còn chị Hiền thì chia sẻ kiếm được khoảng 5 USD/ngày.

Như vậy, trong khi gần 90 triệu dân số của Việt Nam vẫn đang chật vật phấn đấu trở thành tầng lớp trung lưu của xã hội thì những công dân giàu có bậc nhất ở đây lại ngày càng phô trương sự thành công, giàu có. Vẫn biết gia tăng bất bình đẳng là một hiện tượng toàn cầu tuy nhiên, tình trạng này đặc biệt tương phản ở Việt Nam.

Giao thông của Hà Nội đầy ắp xe máy. Chiếc thì chở 4 người, chiếc ngập trong hàng hóa, tiếng còi xe inh ỏi. Nhưng giữa những hình ảnh phức tạp và hỗn độn đó, một chiếc Rolls-Roycle hiện ra khiến một số người nước ngoài không khỏi “bàng hoàng”. Không thể không nói rằng, giới siêu giàu Việt Nam hiện rất phong cách, họ lái những dòng xe ô tô cực kỳ xa xỉ.

Tuy nhiên, nhìn lại quá khứ mới thấy sự thay đổi đến đáng kinh ngạc. Vào những năm 1990, xe đạp vẫn là loại hình giao thông chủ yếu của người dân và xe 3 bánh hay còn gọi là xích lô vô cùng phổ biến. Kinh tế phát triển hơn một chút, người dân chuyển sang các loại xe máy nhỏ và taxi biến xích lô trở thành phương tiện ưa thích của khách du lịch.

Vào năm 2011, Việt Nam được World Bank xếp vào nhóm “thu nhập trung bình”. Thời điểm đó, có rất nhiều gia đình có khả năng mua những chiếc xe ô tô tầm trung như Toyota Corallas hay Chevrolet Cruzes. Dữ liệu cho thấy lượng hợp đồng mua bán xe mới tại Việt Nam đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 2 năm từ con số 9.500 trong năm 2012 lên 21.700 vào năm 2014. Thậm chí, “con số này sẽ lớn hơn nếu không phải ‘gánh’ khoản thuế lên tới 60%”, Gaurav Gupta – Giám đốc GM Việt Nam nói.

Doanh số bán những mẫu xe ô tô xa xỉ cũng tăng với tốc độ tương tự, đạt 4.700 chiếc trong năm 2014. Một vài năm trước, Mercedes và MBW thống trị trong thị trường xe xa xỉ nhỏ tại Việt Nam. Hiện tại, tham gia thị trường này còn có Rolls-Roycle, Porche, Audi, Lexus, Infiniti và cả Lamborghini. Ông Gupta nói rằng, sức mua xe ô tô xa xỉ gia tăng kể trên là một điều đáng phải lưu tâm khi một chiếc xe có giá 60.000 USD tại Mỹ về Việt Nam con số này lên tới 180.000 USD.

Tại showroom Rolls-Royce bên cạnh sảnh của một khách sạn 5 sao ở Việt Nam, giá được trưng bày cho Wraith – dòng tiêu chuẩn của Rolls-Roycle tầm trung có giá 979.000 USD.

Thậm chí, mức giá cuối cùng này vẫn có thể tăng cao hơn hàng trăm nghìn USD nữa bởi người mua sẽ còn yêu cầu các tính năng xa xỉ khác kèm theo như một bảng tên mạ vàng... Hoi Pham, Giám đốc Marketing Roll-Royce Motor Cars tại Hà Nội cho biết: “Với một vài người mua, những trang bị xa xỉ kèm theo như trên thậm chí có thể đẩy giá xe lên tới 2,5 triệu USD”.

Điều thú vị là bản thân anh Hoi chia sẻ rằng: “Tôi chỉ đang sử dụng một hãng xe thông thường như mọi người”.

>> Vì sao xe sang phải “cõng” thuế cao?

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM