Thị trường thịt lợn: Cuộc chơi của tỷ phú Thái và 3 tỷ phú Việt

15/06/2020 09:39 AM | Kinh doanh

Những năm gần đây, thị trường thịt cũng như thức ăn chăn nuôi nhận được sự quan tâm rất lớn, trong đó có 3 tỷ phú đô la của Việt Nam: Nguyễn Đăng Quang (Masan), Trần Đình Long (Hòa Phát) và Trần Bá Dương (Thaco).

Sau một thời gian dài gặp khó khăn vì dịch tả lợn châu Phi, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chăn nuôi nói chung bắt đầu hồi phục ấn tượng từ quý 4/2019 khi giá thịt lợn tăng mạnh.

Với quy mô quá lớn so với phần còn lại của ngành, C.P Việt Nam – thành viên của tập đoàn đa ngành C.P Group của tỷ phú giàu nhất Thái Lan Dhanin Chearavanont– chắc chắn là người hưởng lợi nhiều nhất từ sự tăng giá này.

Báo cáo của C.P cho thấy doanh thu mảng chăn nuôi và chế biến thực phẩm (Farm&Food) của C.P Vietnam đã tăng vọt lên 640 triệu USD trong 2 quý gần nhất cùng với nguồn thu từ thức ăn chăn nuôi (Feed) ổn định quanh mức 200 triệu USD/quý. Năm 2019, CP Vietnam đạt doanh thu khoảng 64.500 tỷ đồng (2,8 tỷ USD) và lãi trước thuế gần 10.000 tỷ đồng.

Với doanh thu Farm&Food của CP dù lên đến trên 2 USD/tỷ năm (bao gồm cả nguồn thu từ thịt lợn cũng như gia cầm, thủy sản…) thì ngành thịt vẫn còn rất phân mảnh và vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khác khi mà quy mô của thị trường này lên đến trên 10 tỷ USD theo như đánh giá của Masan.

Chính vì vậy mà những năm gần đây, thị trường thịt cũng như thức ăn chăn nuôi nhận được sự quan tâm rất lớn, trong đó có 3 tỷ phú đô la của Việt Nam: Nguyễn Đăng Quang (Masan), Trần Đình Long (Hòa Phát) và Trần Bá Dương (Thaco).

Hoạt động chăn nuôi lợn của Thaco coi như vẫn ở vạch xuất phát khi mà mới chỉ được lên kế hoạch trong thời gian gần đây sau khi Thaco chính thức đầu tư chiến lược vào Hùng Vương (HVG).

THADI – công ty con phụ trách mảng nông nghiệp của THACO – dự kiến sẽ thành lập 1 số liên doanh sản xuất heo giống và thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, THADI còn dự kiến đầu tư chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn EFSA với quy mô 1,2 triệu con/năm.

 Thị trường thịt lợn: Cuộc chơi của tỷ phú Thái và 3 tỷ phú Việt  - Ảnh 1.

Trong khi đó, Masan và Hòa Phát đều đã có 5-6 năm gia nhập thị trường. Masan "sau một đêm" trở thành công ty thức ăn chăn nuôi lớn thứ 2 thị trường khi mua lại cùng lúc 2 công ty top đầu là Proconco và ANCO để hình thành nên Masan Nutri-Science – hiện được đổi tên thành Masan MeatLife.

Tuy vậy trong khi C.P từ lâu đã dồn lực cho mảng Farm&Food thì đến nay nguồn thu chủ yếu của Masan MeatLife vẫn đến từ thức ăn chăn nuôi. Dù là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu thịt một cách bài bản với Meat Deli nhưng tham vọng thu về 1 tỷ USD từ thịt của Masan MeatLife vào năm 2022 vẫn là bài toán rất khó khi mà doanh thu ngành thịt và chăn nuôi mới chỉ đạt 453 tỷ đồng (gần 20 triệu USD) trong quý đầu năm. Lợi nhuận của Masan MeatLife cũng không khả quan trong những quý gàn đây khi mà các doanh nghiệp trong ngành tăng trưởng rất tốt theo đà tăng của giá thịt lợn.

Không được nhắc đến nhiều nhưng điều khá bất ngờ là quy mô mảng nông nghiệp Hòa Phát (Hòa Phát Agri) duy trì đã tăng trưởng rất nhanh trong thời gian qua. Năm 2019, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 72% lên xấp xỉ 8.000 tỷ đồng, đóng góp 12% tổng doanh thu toàn tập đoàn – đứng thứ 2 chỉ sau mảng thép.

Khởi đầu từ thức ăn chăn nuôi năm 2015, sang năm 2016, Hòa Phát đã đầu tư đồng loạt vào lĩnh vực chăn nuôi heo, bò và gia cầm, thuê đất, tiến hành các thủ tục và xây dựng ngay đồng thời cả 3 mảng này nên số lượng trại nông nghiệp tăng nhanh. Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới sẽ đạt tối đa công suất 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi/năm; 450.000 đầu heo thương phẩm/năm; 150.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm. Hòa Phát cho biết hiện đơn vị này chiếm thị phần lớn nhất về cung cấp bò Úc với 50% thị phần và dẫn đầu miền Bắc về sản lượng trứng gà.

Về kết quả kinh doanh, từ quý 1/2019 đến nay, cả doanh thu lẫn lợi nhuận của Hòa Phát Agri đã vượt qua một doanh nghiệp lớn trong ngành là Dabaco Group. Trong quý 1/2020, Hòa Phát Agri đạt 517 tỷ đồng LNTT gấp 1,4 lần Dabaco và bằng 86% lợi nhuận của năm 2019 là 517 tỷ đồng.

 Thị trường thịt lợn: Cuộc chơi của tỷ phú Thái và 3 tỷ phú Việt  - Ảnh 2.

Theo thống kê, tiêu thụ thịt ở Việt Nam đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, với mức tiêu thụ hàng năm trên đầu người tăng từ 33kg trong năm 2009 lên tới hơn 40kg vào năm 2019. Điều này xuất phát từ sự tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ, cũng như tăng trưởng dân số, làm nhu cầu về thịt gia súc sẽ ngày càng tăng mạnh, dự kiến đến năm 2023. Trong đó, tiêu thụ thịt lợn dự kiến sẽ tiếp tục chiếm

lượng tỷ trọng lớn trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt Nam với khoảng 60-70%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tiêu thụ của gia cầm và bò thời gian tới sẽ cao hơn bởi 2 loại thịt này còn rất nhiều tiềm năng.

Kiến Khang

Cùng chuyên mục
XEM