Thị trường fintech Việt 100 triệu dân trở thành mảnh đất béo bở cho các đối thủ láng giềng muốn chia lại thị phần

30/10/2021 15:24 PM | Kinh doanh

Việt Nam có một nền tảng công nghiệp và động lực khởi nghiệp mạnh mẽ. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang bị thách thức bởi nước láng giềng có nền kinh tế tương đương như Indonesia, Thái Lan, Philippines ở lĩnh vực fintech đầy cạnh tranh…

Động lực từ đại dịch vẫn chưa đủ để fintech Việt bứt tốc

Đại dịch Covid-19 đã tháo gỡ nhiều nút thắt cho lĩnh vực fintech ở Việt Nam, thúc đẩy các cửa hàng chấp nhận ví di động. Những hạn chế trong dịch bệnh tại Việt Nam đã khiến các chủ dịch vụ phải tìm cách tiếp cận người tiêu dùng thông qua internet.

Việt Nam là quốc gia mà 80% thương mại vẫn được giao dịch bằng tiền mặt. Điều đó có thể làm tăng cơ hội sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Tại Trung Quốc, Tencent đã sử dụng cơ sở dữ liệu người dùng WeChat lớn của mình để triển khai dịch vụ thanh toán, dịch vụ này nhanh chóng trở thành một trong hai ví điện tử thống trị đại lục. Tương tự, lợi thế cạnh tranh của ZaloPay là mối liên hệ của nó với Zalo, ứng dụng chat phổ biến nhất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng một rủi ro tiềm tàng lớn đối với toàn bộ lĩnh vực fintech  ở Việt Nam là hành lang pháp lý. Các công ty khởi nghiệp fintech phát triển một phần nhờ vào môi trường pháp lý thuận lợi. Việt Nam có sự hiện diện của 34 ví điện tử nhưng chỉ có khoảng  5 ví có mức độ thu hút đáng kể. 

Ở chiều ngược lại, chính phủ các nước Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore duy trì chính sách rất thuận lợi, khiến việc triển khai các dịch vụ fintech ở đây trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Thông lệ quốc tế cho thấy, khi nhận thức được mối đe dọa ngày càng tăng từ các công ty fintech đối với hệ thống tài chính truyền thống, một số quốc gia tiến hành tăng cường giám sát. Đơn cử, các nhà quản lý Trung Quốc kiểm soát mạnh tay Tập đoàn Ant của Jack Ma. 

Một rào cản khác đến từ các quy định của Việt Nam về phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Các công ty Việt Nam niêm yết ở nước ngoài cần có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý chứng khoán Việt Nam, giới hạn loại hình doanh nghiệp, trong khi thị trường chứng khoán trong nước có quy mô nhỏ và giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

Thực tế cho thấy, việc niêm yết ở nước ngoài, đặc biệt là các thị trường có uy tín trên thế giới như SGX - Singapore, không hề đơn giản do yêu cầu điều kiện niêm yết.

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào quá trình niêm yết được xem là một hoạt động đầu tư ra nước ngoài và chịu sự điều chỉnh của pháp luật liên quan đến ngoại hối.

Vào năm 2017, VNG đã ký một biên bản ghi nhớ với sàn giao dịch chứng khoán Mỹ Nasdaq để tiến hành niêm yết tại đây, nhưng việc này vẫn bỏ ngỏ.

Thị trường fintech Việt 100 triệu dân trở thành mảnh đất béo bở cho các đối thủ láng giềng muốn chia lại thị phần - Ảnh 1.

Cuộc chiến với nhiều đối thủ nặng ký

Nhiều bằng chứng cho thấy hệ sinh thái khởi nghiệp fintech của các quốc gia Đông Nam Á khác có nguồn vốn dồi dào, tính ứng dụng kinh tế cao, dần trở nên lớn mạnh khỏi biên giới quốc gia, sẵn sàng tham gia cuộc chiến khu vực đang đến hồi khốc liệt.

Đơn cử, GajiGesa, một công ty khởi nghiệp fintech của Indonesia cung cấp quyền truy cập tiền lương (EWA) và các dịch vụ khác cho người lao động ở Indonesia đang thu hút ngày càng nhiều đầu tư, giúp công ty thuận lợi ra mắt các dịch vụ mới và mở rộng cơ sở người dùng.

Không dừng lại ở đó, East Ventures, quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Jakarta (Indonesia) đã tham gia vòng gọi vốn 2,7 triệu USD vào Công ty Truyền thông số Vietcetera cuối tháng 8/2021.

Quỹ đầu tư này cũng từng đầu tư vào start-up CirCo (lĩnh vực không gian làm việc chung - co-working space) năm 2018, nền tảng thương mại điện tử Sendo vào năm 2019 và start-up Kim An (lĩnh vực fintech) vào năm 2020.

Hồi tháng 8/2021, Nikkei Asia từng có bài viết về MoMo (viết tắt của Mobile Money), ra mắt vào năm 2013 và đã trở thành ví điện tử lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, nó đang bị các đối thủ ở nước ngoài tìm mọi cách chia lại thị phần.

Hàng chục nhà đầu tư, bao gồm cả những gã khổng lồ công nghệ Đông Nam Á như Grab, đã đổ tiền tham gia vào cuộc chơi. Grab đã hợp tác với Moca (công ty thanh toán di động nội địa), trình diện giao thức thanh toán cho các dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn.

Sea có trụ sở tại Singapore (công ty kinh doanh trò chơi và thương mại điện tử), cũng "tham chiến" tại Việt Nam, đang vận hành ứng dụng giao đồ ăn Now - nay là ShopeeFood.

VNPay (được hỗ trợ bởi SoftBank) cho biết vào tháng 7/2021 rằng họ đã huy động được 250 triệu USD từ General Atlantic, Dragoneer Investment Group, PayPal Ventures…

Thị trường 100 triệu dân của Việt Nam thực sự đang trở thành chiến trường mới của các ứng dụng fintech, tuy nhiên, đó chưa phải điều đáng mừng khi các ứng cử viên đến từ khu vực vốn sở hữu rất nhiều lợi thế.

Ứng Minh

Cùng chuyên mục
XEM