The Economics chỉ ra những bằng chứng cho thấy Triều Tiên muốn học theo mô hình kinh tế của Việt Nam cũng khó thành

20/07/2018 10:00 AM | Xã hội

Độ tuổi bình quân tại Triều Tiên là 34, cao hơn cả Việt Nam hiện nay và rõ ràng điều đó không thể tạo nên lợi thế chi phí nhân công nhờ lao động trẻ như Việt Nam.

Trong tình hình Triều Tiên dần dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân cũng như mở cửa nền kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng thị trường này có thể trở thành một "Việt Nam thứ 2" tại Đông Á.

Quan chức Triều Tiên đã nhiều lần nói về mô hình kinh tế Việt Nam như một kiểu mẫu. Đây là điều dễ hiểu khi 2 nước có nhiều điểm tương đồng trong thời kỳ trước khi mở cửa.

Dẫu vậy, liệu Triều Tiên có thể thể thực sự thành công khi đi theo đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam?

The Economics chỉ ra những bằng chứng cho thấy Triều Tiên muốn học theo mô hình kinh tế của Việt Nam cũng khó thành - Ảnh 1.

(Click để phóng to)

Có sự khác biệt

Nhìn chung, nền kinh tế Triều Tiên hiện nay có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trước thời kỳ đổi mới, Thị trường Việt Nam cũng đã từng hoạt động theo mô hình bao cấp giống Triều Tiên. Cho đến khi bắt đầu đổi mới vào năm 1985, mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ chưa đến 1% so với Mỹ. Số liệu của Liên hiệp quốc (UN) năm 2015 cũng cho thấy mức GDP bình quân đầu người tương tự khi so sánh Triều Tiên với Mỹ.

Một yếu tố khá quan trọng nữa khiến Triều Tiên muốn đi theo con đường của Việt Nam là khả năng đi từ xung đột với Mỹ để trở thành đối tác thương mại quan trọng của nhau. Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam.

Mặc dù vậy, tình hình kinh tế của Triều Tiên có một số khác biệt so với Việt Nam. Đầu tiên, những nhà máy và đồn điền tại đây chị mất 10 năm chậm trễ trước khi được trở lại cuộc chơi sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế.

Triều Tiên lại không may mắn được như vậy khi nền kinh tế nước này đóng cửa tới 65 năm và mảng kinh doanh tư nhân gần như không có. Nếu mở cửa, Triều Tiên sẽ phải bắt đầu lại từ đầu với xây dựng cơ chế, chính sách, đào tạo nhân lực, thu hút nguồn vốn…

Mặc dù Triều Tiên thời gian gần đây đã có những chuyển biến tích cực cho mảng kinh doanh tư nhân ngành thực phẩm cũng như mở cửa thị trường buôn bán, nhưng các chuyên gia cho rằng nền kinh tế này vẫn còn khá nhiều khó khăn để Triều Tiên xây dựng những tập đoàn tư nhân lớn cũng như đạt được các thành tựu kinh tế như của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cấu trúc nền kinh tế của Triều Tiên cũng khá khác biệt so với Việt Nam và thậm chí là Trung Quốc trước khi mở cửa. Vào giữa thập niên 1980, khoảng 70% lao động của Việt Nam làm trong ngành nông nghiệp. Điều này cũng tương tự với Trung Quốc khi cường quốc Châu Á bắt đầu mở cửa vào giữa thập niên 1970.

Việc thay đổi cơ chế hoạt động của nền kinh tế, ví dụ như khiến người nông dân thu lời lớn nhờ bán lúa gạo đã thúc đẩy năng suất canh tác, đã tạo nên sự lột xác cho Việt Nam. Nguồn lao động trẻ ở nông thôn đã trở thành lợi thế cho Việt Nam khi xây dựng các nhà máy, qua đó thúc đẩy nguồn thu xuất khẩu.

Trái lại, khoảng 60% dân số của Triều Tiên tụ tập ở thành thị, một hiện tượng khá giống với Đông Âu sau khi Liên Xô tan rã. Do đó việc mở cửa và cải cách nền kinh tế sẽ tạo nên những biến động to lớn trong xã hội.

Chuyên gia Marcus Noland của Viện Kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) nhận định tỷ lệ thất nghiệp của Triều Tiên có thể sẽ tăng khi nước này cải cách mở cửa. Việc doanh nghiệp tư nhân vươn mình có thể kích thích nhiều tệ nạn trong xã hội như tham nhũng khi người dân dần có nhiều tiền hơn.

The Economics chỉ ra những bằng chứng cho thấy Triều Tiên muốn học theo mô hình kinh tế của Việt Nam cũng khó thành - Ảnh 2.

 Ngoài ra, dù Triều Tiên có thể thu hút lượng lớn nguồn vốn từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng nền kinh tế này có một lịch sử không thân thiện lắm với nhà đầu tư nước ngoài, qua đó khiến các doanh nghiệp quốc tế e ngại. Năm 2016, Triều Tiên đã đóng băng tài sản của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại khu công nghiệp chung giữa 2 nước do căng thẳng leo thang.

Một yếu tố nữa khiến các chuyên gia nghi vấn về khả năng Triều Tiên học hỏi đường lối kinh tế của Việt Nam là cấu trúc dân số. Cả Trung Quốc và Việt Nam khi mở cửa thị trường đều có dân số trẻ với độ tuổi bình quân là 20. Cả 2 nền kinh tế này đều có lực lượng lao động trẻ dồi dào và không có nhiều người già hay trẻ nhỏ phụ thuộc.

Trong khi đó, độ tuổi bình quân tại Triều Tiên là 34, cao hơn cả Việt Nam hiện nay và rõ ràng điều đó không thể tạo nên lợi thế chi phí nhân công nhờ lao động trẻ như Việt Nam. Tại Trung Quốc, các quan chức thậm chí đang lo lắng người dân nước này lão hóa quá nhanh trước khi quốc gia trở nên thực sự giàu có.

Điều trớ trêu là người dân Triều Tiên cũng đang lão hóa nhanh nhưng quốc gia này vẫn chưa thực sự thoát khỏi tình trạng nghèo đói.

Theo tờ Economist, có thể Triều Tiên sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn đi theo con đường phát triển kinh tế của Việt Nam, Dẫu vậy, mở cửa nền kinh tế, phát triển đất nước, nâng cao chất lượng sống của người dân vẫn tốt hơn là bế quan tỏa cảng.

AB

Cùng chuyên mục
XEM