"Thấy tờ 500k rơi vào bồn cầu, bạn có dám nhặt lên không?" - Nam ứng viên phân tích thông minh, nhà tuyển dụng vỗ tay không ngớt

08/02/2022 16:45 PM | Sống

Với câu hỏi trái khoáy này, bạn sẽ trả lời như nào?

Sau khi tốt nghiệp đại học, Vương Miểu (Trung Quốc) đã tham gia phỏng vấn ở rất nhiều công ty. Trước mỗi buổi phỏng vấn, anh đều chuẩn bị đầy đủ, tìm hiểu từ văn hóa doanh nghiệp đến yêu cầu về vị trí công việc, và cả thông tin của những người trong ban tuyển dụng.

Mọi thứ đều được chuẩn bị ổn, nhưng lần nào cũng vậy, Vương Miểu luôn được phía công ty hẹn "Hãy đi về và chờ chúng tôi liên hệ lại sau". Tuy nhiên, không có cuộc gọi nào, đồng nghĩa với việc Vương Miểu bị loại.

Sau đó, Vương Miểu đã tham khảo, hỏi qua nhiều người và nhận ra, bản thân thiếu khả năng thích ứng và tư duy logic. Nếu phía nhà tuyển dụng hỏi những câu liên quan đến công việc, Vương Miểu có thể trả lời trôi chảy, nhưng những câu ngoài lề luôn khiến anh cảm thấy choáng ngợp và ấp úng.

Vì vậy, Vương Miểu đã tìm hiểu thêm các kịch bản phỏng vấn trên mạng và thực hành thường xuyên. Một thời gian sau, anh nhận được thêm lời mời đi phỏng vấn tại công ty nọ, vị trí nhân viên kinh doanh. Do đã chuẩn bị kỹ lưỡng nên anh lọt vào vòng 2 cùng với 2 ứng viên khác.

Thấy tờ 500k rơi vào bồn cầu, bạn có dám nhặt lên không? - Nam ứng viên phân tích thông minh, nhà tuyển dụng vỗ tay không ngớt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ngay khi vừa bắt đầu phỏng vấn, phía nhà tuyển dụng đã hỏi:

"Các bạn có thích tiền không?".

Người đầu tiên đáp: "Tôi quan tâm đến tương lai, vậy nên việc hiện tại có bao nhiêu tiền không quan trọng?".

Người thứ hai đáp: "Nói không thích là nói dối. Chẳng có ai trên đời ghét tiền cả".

Đến lượt Vương Miểu, anh đáp: "Con người không yêu tiền, nhưng tất cả tiền của tôi đều kiếm được từ lao động chăm chỉ".

Đối với 3 câu trả lời này, phía nhà tuyển dụng quyết định loại người thứ nhất. Bởi với vị trí nhân viên kinh doanh, ngoài tham vọng và ham muốn tiền bạc thì cần phải có sự can đảm để thừa nhận mong muốn của bản thân.

Sau đó, người phỏng vấn tiếp tục đưa ra thêm 1 câu hỏi:

"Nếu thấy 500 ngàn rơi xuống bồn cầu, các bạn có nhặt lên không?".

Người phỏng vấn thứ hai đáp: "Nếu nó chỉ rơi trên bề mặt bồn cầu, tôi sẽ nhặt lên và lau sạch. Nhưng nếu nó bị ướt hoặc bị bẩn thì sẽ có rất nhiều vi khuẩn, vì vậy tôi sẽ không nhặt lên".

Vương Miểu sau khi suy nghĩ vài giây thì trả lời:

"Hãy bắt đầu với cảnh tượng như này: Nếu bạn làm rơi tiền vào bồn cầu, 500 ngàn cũng là tiền và không khó để nhặt lên. Miễn là tiền được làm sạch thì nó vẫn sử dụng được như thường. Nhưng nếu có ai đó ném tiền vào bồn cầu, rồi bảo tôi nhặt lên với mục đích làm nhục thì tôi sẽ từ chối.

Hãy đi tiếp đến ý nghĩa của việc này. Tiền rơi vào bồn cầu là tiền bẩn. Nếu như nó "bẩn" theo nghĩa bóng, là tiền phi nghĩa thì nếu nhặt được tôi cũng sẽ giao nộp chứ không cầm.

Tiếp theo, hãy nói về chuyện phẩm giá. Nhìn bề ngoài thì việc nhặt tiền trong bồn cầu không có gì to tát. Tôi chỉ đang nhặt tiền mà thôi, chẳng vi phạm pháp luật, cũng không vi phạm đạo đức. Tôi chỉ tôn trọng đồng tiền mà thôi".

Cuối cùng, phía nhà tuyển dụng đã quyết định nhận Vương Miểu vào làm, sau khi đánh giá anh ở các khía cạnh, năng lực công việc, có ham tiền hay không, có khả năng chịu áp lực và thất bại hay không?

Đôi khi, những câu hỏi tưởng như "xàm xí" trong các buổi phỏng vấn lại giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về tính cách, khả năng suy nghĩ, phân tích của các ứng cử viên. Vậy nên, đừng vội cho rằng phía nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi vô nghĩa. Thay vào đó, bạn hãy thử nghĩ vấn đề rộng hơn, "ngoài lề" hơn để đưa ra những câu trả lời xuất sắc nhất, làm hài lòng phía nhà tuyển dụng.

Theo Thanh Hương

Cùng chuyên mục
XEM