"Thất bại, tôi nhìn thấu lòng người; Vinh quang, người khác nhìn thấu tôi": Thái độ khiêm nhường là phẩm chất đáng quý nhất của người ưu tú

20/03/2022 13:57 PM | Sống

Người khi đạt được thành công, không kiêu ngạo xiểm nịnh, đối xử với người khác bằng sự khiêm tốn, như thế sẽ chỉ thắng thêm được lòng ngưỡng mộ của người khác, trăm lợi không một hại.

1. Hãy khiêm tốn khi giành phần thắng

Trong "Luận ngữ " của Khổng Tử có câu: "Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung"

Người thành công không những phải có nghị lực và thực lực phi thường, mà còn phải khiêm tốn nhã nhặn, hòa nhã với mọi người.

Trong Thế vận hội Tokyo vừa qua, có một tình tiết nhỏ sau:

Ở nội dung cử tạ nhóm, vận động viên Huệ đã giành chức vô địch. Trên bục nhận giải, sau màn chào cờ và hát quốc ca, cô đã chủ động mời các vận động viên đạt huy chương bạc và đồng đứng trên bục vô địch cùng mình chụp ảnh chung và ăn mừng.

Một cử chỉ nhỏ, thể hiện sự khiêm tốn của cô đã nhận được cơn mưa lời khen của cộng đồng mạng trong một thời gian dài.

Để nhìn rõ được tài năng thật sự của một người hãy quan sát người đó trông thế nào khi đạt được thành công.

Tả Tông Đường, một vị tướng nổi tiếng vào cuối triều đại nhà Thanh, ông rất thích chơi cờ vây, và cũng rất giỏi chơi cờ vây.

Một lần, khi được lệnh đến Tân Cương tuần tra, tình cờ thấy bên vệ đường, một ông lão đang xếp trận cờ vây với tấm biển ghi "Kỳ thủ cờ vây đệ nhất thiên hạ".

Tả Tông Đường không phục nên lập tức muốn so đấu với ông ta, chơi liền một lúc ba ván.

Không ngờ, ông lão đó đi lỗi liên tục và thua cả ba ván.

Khi Tả Tông Đường rời đi, ông cười nhạo nói: "Hãy gỡ bỏ tấm biển này xuống đi!"

Không lâu sau, Tả Tông Đường phục mệnh hồi triều, khi đi ngang qua con đường này vẫn thấy tấm đề tấm biển "Kỳ thủ cờ vây đệ nhất thiên hạ", cảm thấy ông lão đó là một kẻ lừa đảo, nên muốn hạ uy phong ông ta một lần nữa.

Vì vậy, ông lại ngồi xuống so đấu vài ván với ông ta.

Thật bất ngờ, lần này Tả Tông Đường chơi liên tục năm, sáu ván đều đại bại.

Tả Tông Đường đang khó hiểu thì ông lão cười đáp: "Lần trước, ngươi có nhiệm vụ dẫn quân đi lùng địch, ta không thể làm nhụt nhuệ khí của ngươi. Bây giờ ngươi đã chiến thắng trở về, đương nhiên ta sẽ dùng toàn lực để ứng phó, không thể nhường nữa rồi."

Tả Tông Đường xấu hổ vô cùng.

Cao thủ thật sự luôn biết cách đặt mình vào vị trí thấp hơn.

Khi tranh giành thắng lợi, người biết khiêm tốn hữu lễ mới là bên chiến thắng thực sự trong cuộc sống.

Thất bại, tôi nhìn thấu lòng người; Vinh quang, người khác nhìn thấu tôi: Thái độ khiêm nhường là phẩm chất đáng quý nhất của người ưu tú - Ảnh 1.

2. Học cách cảm ơn khi thành công

Người có ơn với mình không thể quên, người có oán với mình không thể không quên.

Làm người quyết không thể vong ơn phụ nghĩa, người giúp mình nhất định không thể cô phụ.

Khi Trung mới mười mấy tuổi, đang làm việc trong một ngân hàng, một người chú của anh đến Vĩnh Phúc để tìm kiếm sự giúp đỡ, vô tình lại mắc bệnh nặng, lại không có đủ tiền để trả viện phí nên cứ kéo dài hết ngày này đến ngày khác.

Trung không đành lòng khi chứng kiến ​​cảnh chú của mình bị bệnh tật dằn vặt như vậy, nhưng lúc đó anh cũng chỉ có thu nhập ít ỏi lại đang sống trong cảnh nghèo khó, không có tiền để giúp đỡ nên chỉ còn cách đi nhờ vả người bạn Quang của mình giúp đỡ.

Đến nơi đúng lúc Quang không có ở nhà, nên Trung phải nói với vợ của Quang rằng: "Chị dâu, em đang thiếu chút tiền mà có chuyện gấp cần dùng đến, chị có thể cho em mượn 5 lượng bạc được không?"

Chị dâu thấy gương mặt Trung tuy rằng lộ vẻ mỏi mệt nhưng cũng không có vẻ gì là gặp vận xui nên đã sẵn sàng cho anh mượn.

Trung rất cảm kích, để tỏ lòng biết ơn, anh đã thế chấp chiếc vòng trên tay mình đưa cho chị dâu và nói rằng: "Chiếc vòng này tuy không quý giá nhưng là kỷ vật mẹ em để lại, đối với em vô cùng quý giá, chị dâu giữ nó sẽ là một lời nhắc nhở không ngừng rằng em cần phải trả lại tiền. "

Sau khi Trung làm ăn phát đạt, anh ta cử cả đoàn người người mang quà cùng với một tấm ngân phiếu trị giá 5 lượng bạc đến nhà Quang.

Nhưng anh ấy lại không vội lấy lại chiếc vòng ngày trước, mà nói với vợ Trung rằng: "Hôm nay em đến đây chỉ là trả lại số tiền đã nợ, nhưng ân tình của gia đình chị đã giúp đỡ em trong lúc khó khăn, em sẽ báo đáp sau."

Thất bại, tôi nhìn thấu lòng người; Vinh quang, người khác nhìn thấu tôi: Thái độ khiêm nhường là phẩm chất đáng quý nhất của người ưu tú - Ảnh 2.

Về sau, Quang bị kẻ gian bày mưu tính kế, công việc làm ăn thất bại, phải đối mặt với cảnh túng quẫn vì phá sản.

Sau khi Trung biết tin, anh đã mời Quang làm trưởng quỹ cho ngân hàng của mình, đồng thời còn đưa cho chị dâu một cửa hàng tạp hóa để buôn bán.

Sau khi Quang qua đời, Trung đã hỗ trợ cấp dưỡng toàn bộ già trẻ lớn bé trong gia đình của Quang.

Uống nước nhớ nguồn chính là nguyên tắc cơ bản của một con người, đồng thời cũng là thủ thuật để nhìn rõ tính cách của một người.

Danh lợi chỉ là phù phiếm, như là lớp mỡ nổi trên mặt nước, và cũng chẳng dài lâu. Chỉ có tri ơn báo đáp mới là phẩm chất ưu tú nhất từ trong ra ngoài của một con người có bản lĩnh chân chính.

Để nhìn rõ một người không phải là nhìn vào những gì bên ngoài mà họ có, mà phải nhìn vào phẩm hạnh của họ.

Bất kể bạn là ai, ở đâu, thì tri ơn báo đáp luôn là sự tu dưỡng cao nhất của một con người.

3. Để nhìn rõ một người, chỉ cần xem lúc mà họ đạt được thành công

Khi gặp một người nản lòng, nhưng không dễ dàng bỏ cuộc, bạn có thể thấy được phẩm chất kiên định của họ;

Khi gặt được thành quả, không kiêu ngạo, luôn duy trì sự khiêm tốn, và biết cách tri ơn, điều đó sẽ cho thấy nhân phẩm và tài năng thực sự của họ.

Có một đạo lý rằng, dù bạn là bên có lý nhưng làm việc gì cũng cần để cho người khác một đường lui, như thế mọi mối quan hệ xung quanh bạn sẽ đều tốt đẹp, thoải mái

Người khi đạt được thành công, không kiêu ngạo xiểm nịnh, đối xử với người khác bằng sự khiêm tốn, như thế sẽ chỉ thắng thêm được lòng ngưỡng mộ của người khác, trăm lợi không một hại.

Đình Trọng

Cùng chuyên mục
XEM