Thanh toán, ăn xin bằng mã QR chưa đủ, các "ông lớn" của Trung Quốc còn sử dụng công nghệ này để xếp hạng bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19

06/03/2020 14:15 PM | Xã hội

Các công ty công nghệ lớn như Tencent, Alibaba đều sử dụng mã QR trong việc theo dõi, xếp hạng người dân có khả năng năng nhiễm virus corona. Dù rất tiện lợi nhưng hệ thống này vẫn vấp phải ý kiến trái chiều.

Do sự bùng phát của dịch Covid-19 , Tencent đang triển khai hệ thống mã QR trên WeChat – mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, để theo dõi người dùng sử dụng các phương tiện công cộng. Những người đi xe buýt, tàu điện ngầm hoặc taxi có thể gửi thông tin của họ qua "mã đăng ký đi xe" của Tencent và hệ thống sẽ đồng bộ hoá tên thật của người dùng với biển số xe, thời gian lên xe và những thông tin khác. Khi một hành khách được phát hiện đã nhiễm bệnh, thì những người khác ở gần đó sẽ nhận được tin nhắn cảnh báo.

Thông báo mới này của Tencent không cho biết rõ liệu các cơ quan chức năng có được thông báo về các trường hợp nhiễm bệnh qua mã QR hay không. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng nhận được sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Tencent cho hay, "mã đăng ký đi xe" áp dụng cho hành khách sử dụng các phương công cộng và taxi ở 13 thành phố, trong đó có Thượng Hải và Bắc Kinh, với dân số là 83 triệu người.

Hệ thống này là một trong nhiều cách thức mà Trung Quốc đã và đang sử dụng "big data" để theo dõi những đối tượng có thể nhiễm virus corona.

Alipay mới đây cũng công bố về mã QR theo dõi sức khoẻ đang gây tranh cãi, khi đánh dấu các màu đỏ, vàng, xanh lá cho người dân để cho biết họ có nguy cơ nhiễm virus corona và phải cách ly hay có thể tự do di chuyển trong thành phố hay không. Hồi tháng 2, hàng triệu người ở Hàng Châu đã được trải nghiệm hệ thống mới này. Dẫu vậy, không phải ai cũng hài lòng khi sử dụng, bởi đây là yếu tố gây khó khăn cho người dân khi họ di chuyển qua các thành phố.

Kaika Shi – một người sống ở Hàng Châu, chia sẻ rằng hay chưa thực sự tin tưởng về hệ thống này, không chắc nó có thể đạt được mục tiêu đã đề ra là một giải pháp trong bối cảnh Covid-19 lây lan. Shi cho hay: "Tôi nghĩ rằng hệ thống này đánh giá chưa chính sách. Nếu một người nào đó đến từ khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng điền sai thông tin, thì họ vẫn có thể nhận được mã màu xanh lá. Nhưng nếu ai đó ở Hàng Châu – chưa từng tiếp xúc với những người đến từ ổ dịch, cho biết họ bị đau họng, thì sẽ nhận được mã đỏ."

Shi cho biết mã màu xanh lá giúp anh di chuyển dễ dàng hơn, cho thấy tác động thiếu đồng đều của một hệ thống đánh giá con người qua các thuật toán khó hiểu.

Hệ thống đang được thử nghiệm tại Hàng Châu có thể sẽ trở thành một hệ thống mã y tế quốc gia có thể truy cập qua Alipay. Hệ thống này hiện đang đánh giá theo 3 màu: đỏ, vàng và xanh lá. Những người nhận được mã vàng được yêu cầu cách ly tại nhà trong 7 ngày. Mã đỏ là phải cách ly 14 ngày. Người nhận được 2 mã này được yêu cầu đăng nhập mỗi ngày trong quá trình cách ly, cho đến khi mã chuyển sang màu xanh lá. Theo đó, người dân phải đăng ký và hy vọng sẽ nhận được mã màu xanh lá để được phép tự do di chuyển, sử dụng phương tiện công cộng.

Hồi tháng 2, chính phủ Trung Quốc cho biết mã sức khoẻ này được xác định bởi 3 yếu tố: Lịch sử di chuyển, thời gian ở khu vực bùng phát dịch bệnh và mối quan hệ với những người có thể nhiễm virus.

Cho đến nay, việc nhận được các mã y tế vẫn gặp nhiều y kiến trái chiều. Trong khi nhiều người cho rằng hệ thống này là cần thiết để thành phố Hàng Châu dần hồi phục sau lệnh phong toả, thì những người chịu ảnh hưởng bởi nó thì phàn nàn rằng hệ thống này thiếu minh bạch và có thể là không hiệu quả.

Su Chumin – một người sống ở Hàng Châu, cho biết hệ thống này là một bước tiến trong thời gian phong toả thành phố. Su nói: "Trước đây, mỗi khu chung cư đều có quy định và giấy phép ra vào riêng. Ở trường hợp của chúng tôi, chỉ có 1 người trong nhà được phép ra ngoài và mua hàng hoá. Tuy nhiên, mọi thứ bây giờ đã dễ dàng hơn nhiều, chúng tôi có thể di chuyển tự do khi có mã màu xanh." Su chia sẻ chị tin tưởng vào hệ thống này bởi nó có vẻ khá thông minh.

Dẫu vậy, không phải ai cũng có trải nghiệm tốt đẹp với hệ thống này. Ma Ce – một luật sư ở Hàng Châu, cho biết anh gặp nhiều khó khăn khi trở lại thành phố vì nhận được mã màu đỏ không rõ nguyên nhân. Ma phàn nàn rằng hệ thống dường như được điều khiển bởi một thuật toán và thiếu cách thức hiệu quả để mọi người báo cáo vấn đề. Ma cho biết ông đã phản hồi về vấn đề này, gọi đến số hotline của thành phố nhưng không có ai trả lời.


 Thanh toán, ăn xin bằng mã QR chưa đủ, các ông lớn của Trung Quốc còn sử dụng công nghệ này để xếp hạng bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19  - Ảnh 1.

Theo Giang Ng

Cùng chuyên mục
XEM