Thâm nhập thế giới của những “chiến thần” livestream: Đứng sau màn hình thu tiền tỷ, biến mất sau 1 đêm và góc khuất chẳng ai thấu

06/04/2023 09:07 AM | Sống

Nổi lên nhờ sự phổ biến của các trang mạng xã hội và thương mại điện tử, những "chiến thần" livestream phải đối mặt với những điều gì nếu muốn liên tục chốt đơn?

Ngày nay, việc bán hàng mua hàng qua hình thức livestream (tạm dịch: phát trực tiếp) trên các nền tảng mạng xã hội chắc chắn đã không còn quá xa lạ với người dùng mạng. Với sự bành trướng của các sàn thương mại điện tử và nhu cầu mua sắm nhanh chóng các mặt hàng, việc bán hàng livestream thực tế đã trở thành một ngành công nghiệp cực phát triển và là cơ hội cho nhiều người làm nghề livestream bán hàng phát triển.

Thâm nhập thế giới của những “chiến thần” livestream: Đứng sau màn hình thu tiền tỷ và những góc khuất chẳng ai thấu - Ảnh 1.

Bán hàng qua livestream trở thành ngành công nghiệp phát triển

Đứng sau màn hình thu tiền tỷ và phải biến mất sau 1 đêm

Tại Trung Quốc, quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến, các reviewer càng có độ nhận diện rộng rãi lại càng được các nhãn hàng tin tưởng.

Vào khoảng thời điểm 1-2 năm trước, những cái tên được mệnh danh là "ông hoàng son môi" Lý Giai Kỳ hay "nữ hoàng livestream" Vi Á đều là những cái tên hàng top trong lĩnh vực này. Theo đó, những người này có khả năng bán sạch các mặt hàng chỉ trong thời gian ngắn và thu về cho các doanh nghiệp số tiền khổng lồ. Thậm chí ngay cả những mặt hàng "khó xơi" như tên lửa, ô tô,...cũng không làm khó được những nhân vật này.

Dù mới chỉ bắt đầu làm nghề từ khoảng năm 2016, nhưng Vi Á được cho rằng đã từng lọt top 500 người giàu nhất Trung Quốc. Do đó, những "chiến thần" kể trên được cho là có thể sở hữu khối tài sản ở mức triệu phú cho đến tỉ phú thông qua công việc livestream bán hàng.

Thâm nhập thế giới của những “chiến thần” livestream: Đứng sau màn hình thu tiền tỷ và những góc khuất chẳng ai thấu - Ảnh 2.

Nghề livestream bán hàng có thể giúp nhiều người sở hữu khối tài sản khủng

Vào thời điểm 2021, khi những nhân vật kể trên bị điều tra thuế, nhiều người đã vô cùng sốc khi biết số tài sản mà Vi Á nắm giữ khi cô được cho là sở hữu cổ phần của ít nhất 16 công ty, với 8 trong số đó là cổ đông chính, bao gồm cả những công ty tư vấn thương mại điện tử. 

Và cái kết của "chiến thần" livestream Vi Á sau khi thông tin trốn thuế được công bố chính là hủy chương trình livestream vào tối 20/12 năm đó, mọi MXH của cô cũng "bốc hơi". Có thể nói đó chính là sự nghiệp chấm dứt, Vi Á biến mất chỉ sau 1 đêm.

Theo công bố của trưởng phòng phân tích tại iiMedia Research, trên thực tế, ngành bán hàng livestream có một mô hình vận hành rất đơn giản. Các influencer/reviewer sẽ một khoản phí nhất định cho mỗi buổi livestream. Sau khi sản phẩm được bán ra, họ sẽ tiếp tục nhận được phần trăm hoa hồng từ các doanh nghiệp. Nếu doanh số bán hàng lên đến hàng trăm, hàng tỷ, thu nhập của họ là cực khủng.

Thâm nhập thế giới của những “chiến thần” livestream: Đứng sau màn hình thu tiền tỷ và những góc khuất chẳng ai thấu - Ảnh 3.

Mô hình vận hành ngành nghề này khá đơn giản

Góc khuất nghề livestream: Cho dù cố gắng thế nào, đỉnh cao cũng chỉ 5 năm

Tất nhiên, không có bất cứ ngành nghề nào là dễ dàng và công việc livestream bán hàng cũng vậy. Để luôn giữ được sự quan tâm của khán giả, nhiều người làm công việc này đã phải làm việc tới 10 tiếng đồng hồ/ngày vào những ngày trong tuần và thậm chí là làm việc từ 12-14 giờ/ngày vào thời điểm cuối tuần.

"Tuổi tác, khuôn mặt và dáng người là ba yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự thành công của một người làm công việc livestream. Cho dù bạn có cố gắng thế nào, bạn chỉ có thể kiếm sống bằng công việc này trong khoảng 5 năm đỉnh cao." - Fan, một cô gái làm công việc livestream bán hàng, cho biết.

Thâm nhập thế giới của những “chiến thần” livestream: Đứng sau màn hình thu tiền tỷ và những góc khuất chẳng ai thấu - Ảnh 4.

Dù kiếm được số tiền khủng nhưng nghề này được cho là có tuổi đời khá ngắn

Để chuẩn bị cho công việc của mình, Fan cho biết cô thường thức dậy lúc 9 giờ sáng và làm việc đến tận nửa đêm. Thông thường, riêng việc phát trực tiếp đã mất từ 5 đến 6 tiếng mỗi ngày. Trước đó, cô cũng phải làm tóc, trang điểm và chuẩn bị trang phục, những công việc khiến cô tiêu tốn khoảng hai giờ đồng hồ nữa. Ngoài ra, Fan cũng phải dành thời gian đăng ảnh, tương tác trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau để duy trì lượng người hâm mộ của mình.

Bên cạnh đó, Fan cho rằng chính sự phát triển và phổ biến của phương thức bán hàng này cũng là "con dao hai lưỡi" đối với người trong ngành. Cô cho biết áp lực cạnh tranh của nghề này đặc biệt lớn tại Trung Quốc, nơi được cho là có tới 3.5 triệu người làm người phát trực tiếp bán hàng chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. 

"Một khuôn mặt xinh đẹp và một thân hình cuốn hút là không đủ nữa. Khi tôi bắt đầu phát trực tiếp vào năm 2015, không có nhiều sự cạnh tranh cho lắm. Giờ đây, bất kỳ ai có điện thoại thông minh đều có thể làm công việc này, vì vậy, bạn chỉ có một phút nếu không muốn nói là vài giây để gây ấn tượng và thu hút một khách hàng". - Fan nhận định.


Theo Thanh Tâm

Cùng chuyên mục
XEM