Thảm kịch 100.000 người chết do nắng nóng trên thế giới: Cảnh báo 9 triệu chứng sốc nhiệt NGHIÊM CẤM không được bỏ qua, coi chừng ĐỘT TỬ
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng ngày càng cực đoan hơn. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sốc nhiệt, dẫn đến đột tử nếu như không có sự phòng bị.
Chết người vì nắng nóng
Theo Hãng tin AP, tại Đức, nhiệt độ lên tới 38 độ C, Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach kêu gọi người dân nên uống đủ nước.
"Nhiệt độ cao và thiếu nước có thể gây tử vong cho người lớn tuổi. Chúng ta cần để mắt đến người già và người khuyết tật", ông Lauterbach viết trên Twitter, ngày 18/6.
Cơ quan Khí tượng Quốc gia Pháp Meteo France cho biết 11 khu vực trong nước ghi nhận nhiệt độ kỷ lục vào ngày 17/6, và có thể vượt mức 42 độ C ở một vài nơi vào ngày 18/6.
"Các bệnh viện đang hoạt động hết công suất nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu", AFP trích lời Bộ trưởng Y tế Pháp Brigitte Bourguignon.
Người dân bơi trên sông Limmat tại Letten, Zurich, Thụy Sĩ, ngày 18-6 - Ảnh: AP
Học sinh được yêu cầu ở nhà tại những tỉnh ghi nhận mức "báo động đỏ", và Bộ Y tế Pháp cũng đã mở đường dây nóng liên lạc đặc biệt về tình hình nắng nóng.
Hội Chữ thập Đỏ cũng tổ chức phân phát nước uống cho cộng đồng người vô gia cư ở Toulouse, nơi nhiệt độ dự kiến tăng lên 38 độ C vào ngày 18/6.
Với nhiều người tại Pháp, đợt nắng nóng lần này khiến họ nhớ lại thảm kịch năm 2003, khi khoảng 15.000 chết liên quan tới nắng nóng.
Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, cháy rừng thiêu rụi gần 9.000 ha đất ở vùng Sierra de la Culebra, miền Tây Bắc ngày 17/6, khiến khoảng 200 người phải rời nhà cửa. Ngoài ra, hơn 3.000 người phải sơ tán khỏi công viên Puy du Fou ở miền Trung Tây Ban Nha do đám cháy lớn gần đó.
Cậu bé dội nước lên người trong ngày hè nóng nực. Ảnh: AFP.
Năm 2021, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Climate Change, hàng chục nhà nghiên cứu quốc tế đã xem xét các trường hợp tử vong do nhiệt ở 732 thành phố trên toàn cầu từ năm 1991 đến năm 2018. Các nhà khoa học tính toán rằng, 37% số ca tử vong là do nhiệt độ cao hơn bởi nóng lên toàn cầu do con người gây ra.
Nếu mở rộng phạm vi trên toàn thế giới, sẽ tăng số ca tử vong liên quan tới nhiệt mỗi năm tới hơn 100.000 người.
Sốc nhiệt mùa hè
Ở nước ta, tình hình nắng nóng cũng đang đạt tới đỉnh điểm khiến người dân vô cùng mệt mỏi. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/6, Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 độ, có nơi trên 39 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày từ 40-60%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-17 giờ.
Khu vực Hà Nội ngày 20/6 có nắng nóng gay gắt phổ biến 36-38 độ, có nơi trên 39 độ.
Nắng nóng kéo dài tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sốc nhiệt (say nắng). Đây là hình thái nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt, là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt.
Triệu chứng khi bị sốc nhiệt
Các bệnh nhân đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, điện giải đầy đủ.
Người dân bịt kín khi ra ngoài đường để tránh nóng. Ảnh: TTXVN
Theo BS Phạm Đăng Hải, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sốc nhiệt có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột, một số biểu hiện điển hình gồm:
- Nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C.
- Da nóng và khô (toát mồ hôi hiện diện trong một nửa các trường hợp của say nóng lúc hoạt động vật lý)
- Mệt, đau đầu, khó thở, đỏ mặt, mửa và tiêu chảy.
- Rối loạn tim mạch: rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp.
- Rối loạn hô hấp: khó thở, suy hô hấp, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển.
- Rối loạn thần kinh trung ương: Lên cơn động kinh và hôn mê.
- Suy gan, suy thận.
- Rối loạn đông máu.
- Tiêu cơ vân (rhabdomyolyse): Một hội chứng chỉ tình trạng các tế bào cơ vân bị tổn thương và bị hủy hoại dẫn đến việc giải phóng các chất trong tế bào cơ vào máu như: kali, axit uric, axit lactic, myoglobin hay các enzym làm rối loạn điện giải, toan chuyển hóa thậm chí là gây suy thận cấp.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị sốc nhiệt còn đối diện với nguy cơ biến chứng khi cấp cứu muộn như co giật, suy thận, hôn mê kéo dài, tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục và tử vong.
Cách phòng tránh sốc nhiệt trong ngày hè
Để hạn chế sốc nhiệt trong ngày hè, trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh mạn tính cần hạn chế ra ngoài đường. Nếu bắt buộc phải đi ra đường khi trời nắng, nóng, cần phải đội mũ rộng vành hoặc nón, mặc quần áo mỏng bằng vải cotton, đeo kính râm và khẩu trang để chống nắng, nóng.
Những người phải làm việc dưới nắng nóng đối diện nguy cơ sốc nhiệt cao. Ảnh: Hà Nội Mới
Những người là công nhân, người lao động, nặng nhọc, vận động viên, cầu thủ bóng đá... nên hạn chế làm việc trong thời gian dài ở môi trường nóng, ẩm. Mọi người làm việc trong trời nắng nóng không nên mặc nhiều quần áo, tốt nhất là mặc các loại quần áo mỏng, thoáng.
Cần uống đủ lượng nước cần thiết (không để khát nước). Nếu có điều kiện, những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh, nước trái cây, nước pha thêm một ít muối ăn.
Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng. Nên tránh thủ tập thể dục, đi bộ vào những thời điểm nắng nóng.