Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước thống nhất thiên hạ, chỉ duy nhất có 1 nước là được "tha", không bị động đến

29/09/2020 20:00 PM | Sống

Sau khi thống nhất thiên hạ, Tần Thuỷ Hoàng thực sự đã "tha" cho 1 nước. Nhờ đó mà nước này có thể tồn tại thêm nhiều năm.

Từ năm 230 trước Công nguyên tới năm 221 trước Công nguyên, nhà Tần phát động chiến tranh sát nhập sáu nước.

Trong 10 năm ngắn ngủi, sáu nước Hàn, Triệu, Nguỵ, Sở, Yên, Tề lần lượt bị nước Tần tiêu diệt.

Trong ấn tượng của rất nhiều người, lãnh thổ nước Tần khi ấy đã không thể xuất hiện chính quyền nào khác. Tuy nhiên, các chi tiết lịch sử đã tiết lộ một sự thật bị xem nhẹ, đó chính là thế cục khi ấy vẫn tồi tại một nước Vệ.

Theo cuốn "Sử ký: Vệ thế gia" có ghi chép: "Năm Vệ Quân Giác thứ hai mươi mốt, Tần Nhị Thế phế Giác Quân làm thường dân, Vệ diệt vong."

Năm Vệ Quân Giác thứ hai mươi mốt cũng chính là năm 209 trước Công nguyên, lúc này đã qua thời điểm Tần Thuỷ Hoàng thống nhất thiên hạ 12 năm.

Vậy tại sao Tần Thuỷ Hoàng lại khoan dung cho nước Vệ tiếp tục tồn tại? Có 3 nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất, trên thực tế nước Vệ chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, không tạo nên đe doạ đối với nước Tần.

Thứ hai, trong quá trình nước Tần diệt sáu nước, nước Vệ đứng về phía nước Tần.

Thứ ba, Tần Thuỷ Hoàng giữ lại một nước không tiêu diệt, để thể hiện sự rộng lượng của mình.

Trong giai đoạn cuối của thời Chiến Quốc, những quốc gia chủ yếu khi ấy là Chiến Quốc Thất hùng.

Đến năm 241 trước Công nguyên, nước Vệ nhỏ yếu, quân Tần đánh chiếm nước Vệ chỉ còn lại một vùng Bộc Dương. Trên thực tế, bắt đầu từ thời điểm này, nước Vệ đã chỉ còn trên danh nghĩa.

Năm 239 trước Công nguyên, Vệ Nguyên quân bị nước Tần dời đến Dã Vương, hoàn toàn trở thành thuộc địa của nước Tần.

Bắt đầu từ khi bị dời đến Dã Vương, nước Vệ coi như chính thức ở thành một "đồng minh" trung thành của nước Tần.

 Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước thống nhất thiên hạ, chỉ duy nhất có 1 nước là được tha, không bị động đến - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.


Trong "Tần Thuỷ Hoàng bản kỷ" có ghi vai trò của nước Vệ là: "Kỳ (chỉ nước Vệ) quân Giác suất kỳ chi thuộc tỷ cư Dã Vương, trở kỳ sơn dĩ bảo nguỵ chi hà nội."

Nghĩa là: Lúc này vùng Dã Vương nước Vệ ở trở thành một căn cứ tiền tuyến phòng ngự nước Nguỵ của nước Tần. Vì khi ấy nước Vệ có vai trò này, nên đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến nước Tần sau này không tiêu diệt nước Vệ.

Nếu như cơ nghiệp của nước Tần thật sự được truyền lại muôn đời như Tần Thuỷ Hoàng tưởng tượng, vậy thì có lẽ nước Vệ có thể tồn tại lâu dài hơn.

Nhưng chẳng bao lâu sau khi Tần Thuỷ Hoàng qua đời, trong lãnh thổ đế quốc Tần nhanh chóng dấy lên những cuộc khởi nghĩa chống Tần ào ào như vũ bão.

Bởi vì thêm một thế lực là thêm một rắc rối, để giải quyết nỗi lo về sau này nên sau khi khởi nghĩa ở làng Đại Trạch do Trần Thắng cầm đầu nổ ra, nhà Tần đã nhanh chóng phế Vệ quân Giác, giáng ông làm thường dân. Nước Vệ chính thức bị mất.

Như vậy, nước Vệ tồn tại được 838 năm, truyền 35 đời quân chủ.

"Mộc tú vu lâm, phong tất tồi chi"- câu này có nghĩa là một cái cây, một khi cao vượt rừng ắt sẽ bị những cơn gió to quật ngã.

Nước Vệ tồn tại được lâu như vậy trong công cuộc thâu tóm giang sơn của Tần Thủy Hoàng, một phần nguyên nhân quan trọng là nhờ nó nhỏ yếu, không đủ sức gây hại và không ai thèm chú ý.

Ngoài ra, nước Vệ biết thích ứng linh hoạt khi tồn tại giữa các nước lớn, biết nhìn vào thực tế để tiến thoái hợp lý.

Sự tồn tại của nước Vệ trong bối cảnh nhiều nước lớn hơn nối tiếp nhau diệt vong đã cho thấy, câu nói của Lão Tử thực sự là chân lý sống ngàn đời không bao giờ sai: Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh" – nghĩa là "Mình không tranh với ai thì không ai tranh với mình."

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM