Tâm sự của sinh viên trường Y năm cuối lên tuyến đầu chống dịch: “Mọi thứ như một cuộc chiến, sợ chứ nhưng tôi sẵn sàng”

30/03/2020 19:37 PM | Sống

Nghĩa vụ của các y bác sỹ là cứu người, nhưng trách nhiệm cũng đi kèm với không ít những lo lắng, nhất là với những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Trở thành bác sỹ là ước mơ của họ, nhưng không ai biết mình sẽ thành bác sỹ trong một cơn đại dịch toàn cầu.

*Bài viết của Stephen Naulls, sinh viên Y năm cuối cao đẳng hoàng gia Luân Đôn.

"Vậy là, chúng ta sẽ phải nhập ngũ?"

Vào thứ ba (24/03/2020), Bộ trưởng bộ Y tế Matt Hancock đưa ra chỉ thị yêu cầu 5.500 sinh viên Y năm cuối lên tuyến đầu tham gia chống dịch COVID-19 cùng dịch vụ Y tế quốc gia (NHS).

Ngay khi vừa nghe tin, tôi liền tức tố chạy xuống tầng gặp người bạn cũng đang ngơ ngác của mình. Chúng tôi đều là những sinh viên Y vừa hoàn thành sáu năm học tập ở trường, mới hoàn tất các bài kiểm tra cuối kỳ trực tuyến.

Thông thường, những sinh viên năm cuối như chúng tôi sẽ phải đợi đến tháng tám tới để chính thức làm bác sỹ. Nhưng vì tình trạng cấp bách do dịch bệnh, thiếu các y bác sỹ và phát sinh nhu cầu lớn chăm sóc ý tế, nên chúng tôi phải "vào đời" sớm hơn.

Tâm sự của sinh viên trường Y năm cuối lên tuyến đầu chống dịch: “Mọi thứ như một cuộc chiến, sợ chứ nhưng tôi sẵn sàng”  - Ảnh 1.

Thông thường, những sinh viên năm cuối như chúng tôi sẽ phải đợi đến tháng tám tới để chính thức làm bác sỹ. Nhưng vì tình trạng cấp bách do dịch bệnh, thiếu các y bác sỹ và phát sinh nhu cầu lớn chăm sóc ý tế, nên chúng tôi phải "vào đời" sớm hơn.

Để trở thành một bác sỹ, sinh viên Y phải trải qua hơn nửa thập kỷ học tập miệt mài, bận rộn ở trường và tham gia làm bác sỹ nội trú tại các bệnh viện từ hai đến năm năm. Có thể nói, chúng tôi hi sinh tuổi trẻ của mình để được làm bác sỹ - ước mơ từ năm 14 tuổi của tôi. Nhưng thật không có gì tồi tệ hơn khi bắt đầu sự nghiệp của mình trong một cơn đại dịch toàn cầu này.

Tôi cảm thấy nghĩa vụ nghề nghiệp của mình trong tình hình khó khăn này. Rất nhiều các sinh viên Y khác, gồm cả các bạn trường tôi, hoàn thành xong tất cả các bài kiểm tra cuối kỳ và đã chủ động đi tình nguyện trước khi thông báo được đưa ra.

Nhưng trách nhiệm này cũng làm tôi lo sợ. Thiếu các thiết bị y tế làm cho ngày càng nhiều nhân viên bệnh viện phải tự cách ly ở nhà, trong khi số lượng bệnh nhân có chiều hướng tăng nhanh. Dịch vụ y tế đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng.

Hơn nữa, dù đã được đào tạo bài bản về kỹ năng, nhưng chúng tôi cũng chỉ mới là những sinh viên vừa tốt nghiệp, cần có sự giám sát, chỉ bảo của các bác sỹ lành nghề. Trong tình hình này, chúng tôi khó lòng có sự dìu dắt ấy để phát triển kỹ năng và dễ phạm phải sai sót trong việc chăm sóc các bệnh nhân.

Rất nhiều người từng tự tin nói rằng họ khỏe mạnh và không thể mắc vi rút này, giờ đây đang nằm trong phòng bệnh với sự trợ giúp của máy thở. Làm tôi không thể không tự hỏi bản thân: "Liệu những yêu cầu về trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế có được đáp ứng đủ hay tiếp tục bị ngó lơ?"

Tôi nói chuyện với bố, người đang ở Grimsby, qua điện thoại: "Stephen, tình hình hiện nay như một cuộc chiến. Con phải xắn tay áo lên và thực hiện công việc của mình"

Ông ý nói đúng. Trường học sẽ không để chúng tôi tốt nghiệp, Hội đồng Y tế sẽ không kêu gọi sự giúp đỡ nếu họ nghi ngờ năng lực của chúng tôi.

Chúng tôi không phải nhập ngũ, nhưng đây đúng là một cuộc chiến, cuộc chiến mà chúng tôi có nhiệm vụ của riêng mình. Sợ nhưng tôi đã sẵn sàng.

*Theo The Guardian

Tâm sự của sinh viên trường Y năm cuối lên tuyến đầu chống dịch: “Mọi thứ như một cuộc chiến, sợ chứ nhưng tôi sẵn sàng”  - Ảnh 2.

Theo An Phương

Cùng chuyên mục
XEM