Tại sao sản phẩm của Xiaomi có giá cực kỳ rẻ mà chất lượng lại tốt đến thế?

25/09/2016 13:40 PM | Kinh doanh

Bí mật thật sự đằng sau các sản phẩm Xiaomi là gì?

Trước đây, chỉ cần nói đến các sản phẩm đến từ Trung Quốc, người dùng đã tỏ rõ thái độ ác cảm. Cái mác "Made in China" đã để lại một ấn tượng rất xấu rằng, nếu chúng không phải đồ nhái, thì chắc chắn cũng có chất lượng rất kém, dùng được "ba bữa, nửa tháng" là hỏng. Vậy nên, cho dù có rẻ đến mấy, người dùng cũng không bao giờ tỏ vẻ hứng thú với một sản phẩm như vậy.

Thế nhưng, định kiến này đã bị thay đổi trong vài năm trở lại đây. Từng có thời điểm không ai nghĩ rằng mình lại có thể gật đầu trước việc chọn mua một chiếc điện thoại "tàu". Ấy thế mà vào thời điểm 2016, các sản phẩm của Xiaomi, Meizu, Lenovo... lại được sử dụng hết sức rộng rãi, thậm chí còn nhận được nhiều lời khen từ người dùng.


Redmi Note 3 là một trong những mẫu điện thoại giá rẻ phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam

Redmi Note 3 là một trong những mẫu điện thoại giá rẻ phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam

Một trong những nhà sản xuất đến từ Trung Quốc thành công nhất trong phải kể đến Xiaomi. Thành lập vào giữa năm 2010 và mới chỉ du nhập vào Việt Nam trong khoảng hai năm trở lại đây, từ một thương hiệu "vô danh tiểu tốt", giờ đây các sản phẩm Xiaomi từ những thứ nhỏ nhặt như sạc dự phòng, tai nghe, phát Wi-Fi cho đến smartphone, TV, laptop... đều được người dùng hết sức ưa chuộng. Vậy, Xiaomi đã có thứ "ma lực" gì mà thu hút đến vậy?

Ngon-bổ-rẻ

Cũng như nhiều thương hiệu Trung Quốc khác, Xiaomi đánh mạnh vào tâm lý người tiêu dùng nhờ vào các sản phẩm có mức giá rẻ. Ví dụ rõ ràng nhất có thể thấy là ở lĩnh vực smartphone, khi mà với mức giá khoảng 3.5 triệu, người dùng đã có thể sở hữu chiếc Redmi Note 3 Pro với vỏ kim loại, cấu hình mạnh, màn hình 5.5 inch, cảm biến vân tay và pin lên đến 4100mAh. Hay Xiaomi Mi 5, sở hữu chip Snapdragon 820 như Galaxy Note 7 hay HTC 10 nhưng có mức giá chỉ... 6 triệu đồng.


Xiaomi Mi 5 sở hữu thiết kế đẹp, cấu hình mạnh nhưng mức giá chỉ hơn 6 triệu đồng

Xiaomi Mi 5 sở hữu thiết kế đẹp, cấu hình mạnh nhưng mức giá chỉ hơn 6 triệu đồng

Tuy nhiên, rẻ không đồng nghĩa với chất lượng thấp. Các sản phẩm của Xiaomi đều được đầu tư rất bài bản từ thiết kế bên ngoài cho đến linh kiện bên trong. Từ những vật dụng có giá trị nhỏ, chỉ khoảng 250.000 đồng như cục sạc dự phòng, Xiaomi cũng trang bị cho nó vỏ nhôm nguyên khối và cell pin đến từ các nhà sản xuất tên tuổi như Panasonic, Sanyo, LG ... Hay ngay cả chiếc laptop Mi Notebook Air mà chúng tôi mới đánh giá gần đây cũng được Xiaomi sử dụng các linh kiện cao cấp từ Samsung, Intel, AKG... mà ít laptop nào trong cùng tầm giá có được.

Không chỉ có chất lượng tốt và mức giá rẻ, Xiaomi còn đang cho thấy mình là một công ty "đa di năng" khi tung ra sản phẩm ở mọi lĩnh vực, và rất nhiều trong số đó tuy nhỏ nhặt nhưng đem lại giá trị rất lớn cho cuộc sống như Repeater Wi-Fi, ổ cắm điện, bút thử chất lượng nước, camera giám sát, loa bluetooth... Chính sự đa dạng này đã giúp cho Xiaomi là một trong số ít những tập đoàn công nghệ sở hữu cho mình một hệ sinh thái sản phẩm đầy đủ nhất hiện nay.


Ổ cắm điện Xiaomi tuy có mức giá rẻ, nhưng công dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày là quá rõ ràng

Ổ cắm điện Xiaomi tuy có mức giá rẻ, nhưng công dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày là quá rõ ràng

Nhờ những yếu tố trên, Xiaomi đã thu về cho mình rất nhiều thành công mặc dù có tuổi đời còn hết sức non trẻ. Tên tuổi của hãng đã vượt xa biên giới Trung Quốc và có tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới. Trên các mặt báo lớn, những tin tức, đánh giá về Xiaomi cũng hiên ngang cạnh những cái tên tầm cỡ trên thế giới khác như Apple, Google, Microsoft... đủ để thấy sự bành trường của hãng trong thời gian qua là lớn đến mức nào. Thậm chí vào cuối năm 2013, Xiaomi đã "lấy lòng" được Phó chủ tịch Google và cũng là người đứng đầu dự án Android lúc đó - ông Hugo Barra, về đầu quân cho mình.

Năm 2015, Xiaomi đã thu về mức lợi nhuận 78 tỷ Nhân Dân Tệ, trong đó một phần nhờ vào 70 triệu chiếc smartphone đã bán ra, gấp 10 lần con số của năm 2012.


Xiaomi bán được 70 triệu chiếc smartphone trong năm 2015, gấp 10 lần chỉ sau 3 năm

Xiaomi bán được 70 triệu chiếc smartphone trong năm 2015, gấp 10 lần chỉ sau 3 năm

Tuy nhiên, điều có ý nghĩa với Xiaomi hơn cả là tình yêu và lòng trung thành người dùng. Không nói đâu xa, tại Việt Nam, mặc dù chưa có bất kỳ đại diện nào của Xiaomi, nhiều người dùng với tình yêu dành cho thương hiệu này đã quyết định tự mình lập ra các hội, nhóm trên các mạng xã hội để chia sẻ kinh nghiệm sử dụng. Những diễn đàn như MIUI.VN cũng thu hút được đông đảo các thành viên tham gia.

Các diễn đàn thảo luận về Xiaomi tại Việt Nam thu hút được rất nhiều người tham gia​

Tại sao sản phẩm Xiaomi tốt những lại có giá rẻ đến vậy?

Trong năm 2013, Samsung từng gây sốc khi công bố ngân sách mà hãng dành ra cho marketing lên đến 14 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay và thậm chí là còn lớn hơn GDP của một đất nước như Iceland. Những chiến dịch quảng cáo với sự tham gia của các ngôi sao nổi tiếng trên thế giới, kèm theo việc là nhà tài trợ những sự kiện lớn như Olympics, đã khiến Samsung tiêu tốn một khoản chi phí lớn. Và để bù đắp lại cho phần chi phí đó, giá bán mỗi sản phẩm của hãng trên thị trường đều bị đội lên.

Khác với Samsung, Xiaomi không tốn tiền thuê Lionel Messi hay Cristiano Ronaldo để quảng bá sản phẩm của mình

Trong khi đó, Xiaomi thì lại hoàn toàn ngược lại. Không chiến dịch quảng cáo, không cần người nổi tiếng, mà hãng chỉ dựa vào sức mạnh của Internet, của mạng xã hội, của các diễn đàn, hội nhóm để từ đó chuyển đi thông điệp. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, từ đó cho phép hãng giảm giá bán sản phẩm.


Các diễn đàn - công cụ marketing hiệu quả của Xiaomi

Các diễn đàn - công cụ marketing hiệu quả của Xiaomi

Xiaomi cũng là một số ít những tập đoàn công nghệ tập trung hoàn toàn vào mô hình kinh doanh qua mạng (e-commerce). Trong khi các hãng như Apple hay Samsung đều có chuỗi cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn và trải dài trên khắp toàn thế giới, thì đối với Xiaomi, hãng này dựa trên sức mạnh của Internet để làm tất cả những điều trên.


Xiaomi cũng không có chuỗi cửa hàng hoành tráng như Apple

Xiaomi cũng không có chuỗi cửa hàng hoành tráng như Apple

Tư vấn mua máy? Không cần nhân viên, đã có website. Có thắc mắc cần hỏi đáp? Đã có diễn đàn với hàng trăm ngàn thành viên lo. Trải nghiệm sản phẩm? Cứ mua đi, nếu không hài lòng thì gửi trả lại sản phẩm. Nhờ việc không phải lo vấn đề mặt bằng hay trả lương cho nhân viên, Xiaomi tiếp tục tiết kiệm thêm một khoản chi phí rất lớn nữa. Ngoài ra, việc tự mình bàn giao sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng giúp hãng bỏ qua các nhà phân phối và bán lẻ - hai mắt xích khiến nguồn thu lợi nhuận bị rò rỉ.


Xiaomi cắt giảm được nhiều nguồn chi phí khi tự mình phân phối sản phẩm qua website

Xiaomi cắt giảm được nhiều nguồn chi phí khi tự mình phân phối sản phẩm qua website

Một trong những chiêu khác của Xiaomi là "flash sale". Cụ thể, với mỗi sản phẩm mới, Xiaomi sẽ chỉ bán một số lượng hàng rất ít ỏi trong một khoảng thời gian nhất định trên website của mình. Người dùng sẽ phải nhanh tay, nhanh chân mới có cơ hội sở hữu nó.

Hình thức này của Xiaomi được coi là "một mũi tên, trúng hai đích": Xiaomi sẽ không bao giờ phải lo đến chuyện phải bỏ ra thật nhiều tiền để xây dựng kho chứa hàng, vì... làm gì có hàng đâu để mà bán! Sản xuất tới đâu, bán hết tới đó mà. Cùng lúc đó, nó cũng giúp cho Xiaomi đẩy mạnh tiếng vang của mình thông qua các bài báo dạng "Sản phẩm Xiaomi X cháy hàng chỉ trong Y giây", khiến cho nhiều người khác lại tỏ ra tò mò: "Xiaomi là hãng gì mà sản phẩm hot quá vậy?" Hiệu ứng dây chuyền cũng cứ thế mà được tạo ra.

Bí quyết cuối cùng trong mức giá rẻ Xiaomi được chính vị phó chủ tịch của hãng này chia sẻ, đó là kéo dài vòng đời sản phẩm. Để giải thích cho vấn đề này, hãy cùng nêu lên một ví dụ cụ thể là chiếc Redmi Note 2. Ra mắt hồi 8/2015, sản phẩm này đã tạo nên được tiếng vang lớn khi sở hữu cấu hình mạnh với chip Helio X10, màn hình 5.5 inch Full HD, camera 13MP mà giá chỉ khoảng 3 triệu đồng. Người dùng đã ngay lập tức đổ xô đi mua Redmi Note 2, biến đây thành một trong những chiếc điện thoại bán chạy nhất tại thị trường xách tay.

Tuy nhiên chỉ 4 tháng sau, Xiaomi tiếp tục ra mắt Redmi Note 3 với mức giá tương đồng. Sở hữu những nâng cấp về vỏ kim loại, cảm biến vân tay và thời lượng pin, nó khiến cho mọi người dùng Redmi Note 2 lại cảm thấy thèm thuồng và quyết định nâng cấp. Nhưng trong số đó, không phải ai cũng biết rằng: họ thực chất đang mua một chiếc điện thoại đến hai lần. Đằng sau những nâng cấp kia của Redmi Note 3, thì những thành phần cốt lõi khác như con chip, camera và màn hình vẫn là y hệt so với Redmi Note 2: Helio X10, màn hình 5.5 inch Full HD và camera 13MP.


Redmi Note 3 có kiểu dáng bên ngoài khác hẳn so với Redmi Note 2, nhưng phần cứng bên trong của chúng là rất giống nhau

Redmi Note 3 có kiểu dáng bên ngoài khác hẳn so với Redmi Note 2, nhưng phần cứng bên trong của chúng là rất giống nhau

Như vậy, ban đầu Xiaomi sẽ nhập một số lượng linh kiện rất lớn từ một nhà sản xuất nhằm mục đích giảm giá thành. Từ số linh kiện trên, hãng sẽ có thể tạo ra không chỉ một, mà là nhiều dòng điện thoại khác nhau với rất ít sự thay đổi, và liên tục ra mắt chúng trong một khoảng thời gian không dài. Điều này sẽ giúp Xiaomi rút gọn đến mức tối đa chi phí cho linh kiện, trong khi vẫn thỏa mãn nhu cầu của người dùng với một sản phẩm giá rẻ.

Cùng chuyên mục
XEM