Tại sao nói "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng"?

15/02/2022 07:40 AM | Sống

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này.

Dân gian xưa có câu "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng", bởi quan niệm đây là thời điểm Phật giáng lâm, thích hợp lễ cầu an, cúng sao giải hạn... Năm Nhâm Dần 2022, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 3, ngày 15/2/2022 dương lịch.

Cũng theo quan niệm xưa, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm là tốt nhất. Bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm. Tương truyền, vào chính thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, may mắn và bình an suốt năm.

 Tại sao nói Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ


Theo quan niệm xưa cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm là tốt nhất và linh thiêng nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu vì sao việc cúng lễ trong ngày Rằm tháng Giêng lại được coi trọng như vậy.

Trong một bài chia sẻ với báo Thanh niên, Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa Kỳ Quang 2 (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho rằng người dân hay nói "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" là do đây là rằm khởi đầu của năm, thích hợp với việc cầu nguyện những điều ước lành.

Theo thượng tọa Thích Thiện Chiếu, ngày Rằm tháng Giêng trùng với lễ Thượng Nguyên nên là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm. Ngày này, mọi người thường đi chùa để cúng dường, làm nhiều việc thiện, cầu bình an đến với mình và gia đình.

Chia sẻ trên báo Vietnamnet, GS Lương Ngọc Huỳnh, ngày Rằm tháng Giêng có ba tích.

Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này.

Vậy nên, đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin một sự may mắn.

Tích thứ hai, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu. Thời xưa có một vị vua cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là cho mời các trạng nguyên vào hầu triều và để nói chuyện đầu năm. Sau khi các quân vào hầu triều, buổi trưa họ được vua thiết đãi yến tiệc.

Thiết đãi yến tiệc xong, buổi tối, vua và các trạng vào vườn Thượng Uyển để ngắm trăng và vịnh thơ. Các ông trạng sẽ thi nhau đọc thơ để cho vua nghe.

Từ đó, người ta coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu, là ngày Tết của các vị vua và trạng.

Thứ ba, ngày Tết Nguyên tiêu là ngày Rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Do vậy, chúng ta cũng cần phải lễ tổ tiên trong gia đình.

Trong ngày này, người Việt thường đi lễ chùa và làm mâm cơm cúng dâng lên tổ tiên bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng với người đã khuất và mong một năm mới an lành, may mắn.

The PV

Cùng chuyên mục
XEM