"Tại sao người lãnh đạo luôn cô đơn?” – Sếp Hoàng Nam Tiến cho rằng đó là người không chỉ đứng sau 100 quân, 1000 người, 10000 người mà nằm ở ĐIỀU này!

15/11/2024 15:10 PM | Sống

"Còn cô đơn bởi vì số người làm việc cho mình rất nhiều, số người ủng hộ mình rất nhiều nhưng số người đủ tầm để hiểu mình rất ít. Tiếp nữa, nếu đã làm lãnh đạo thì rất khó mang câu chuyện của mình ra tán ở hàng bia, hàng trà, kể cả ở nhà cũng vậy...", ông Tiến cho biết.

Người làm lãnh đạo là người chịu trách nhiệm cuối cùng

Gần đây, trên MXH TikTok, ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT, đã đăng tải một video ngắn chia sẻ về một buổi trò chuyện, trao đổi ở chương trình "Khi phụ nữ làm chủ".

Trong video, ông Tiến đã đặt ra câu hỏi: "Làm người lãnh đạo, tại sao cô đơn?" . Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều người bởi trong một tập thể, tổ chức, nhân viên cấp dưới thường có thái độ dè chừng lãnh đạo. Ngược lại, nhiều lãnh đạo cũng giữ sự nghiêm nghị, chừng mực với cấp dưới. Điều này khiến nhiều lãnh đạo trở nên cô đơn, cô độc trong mắt mọi người xung quanh.

Ông Tiến cho rằng: "Vì là người chịu trách nhiệm cuối cùng, không phải chỉ có 100 quân, 1.000 người, 10.000 người mà đấy có thể là 100 gia đình, 1000 gia đình, 10.000 gia đình. Những quyết định sai lầm của mình rất có thể khiến nhân viên không có tiền để sửa nhà cho bố mẹ, không thể đổi xe cho vợ con, không thể cho con học những trường tốt hơn".

Ông Tiến nhấn mạnh, những quyết định của người làm lãnh đạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả gia đình của cấp dưới. Chính vì thế, đó là trách nhiệm vô cùng nặng nề.

"Tại sao người lãnh đạo luôn cô đơn?” – Sếp Hoàng Nam Tiến cho rằng đó là người không chỉ đứng sau 100 quân, 1000 người, 10000 người mà nằm ở ĐIỀU này!- Ảnh 1.

Ông Hoàng Nam Tiến

"Còn cô đơn bởi vì số người làm việc cho mình rất nhiều, số người ủng hộ mình rất nhiều nhưng số người đủ tầm để hiểu mình rất ít. Tiếp nữa, nếu đã làm lãnh đạo thì rất khó mang câu chuyện của mình ra tán ở hàng bia, hàng trà, kể cả ở nhà cũng vậy.

Những người thật sự thành công bởi họ kiên trì, kiên định, kiên nhẫn. Và giờ tôi thêm một câu là lì lợm đi đến mục tiêu. Tất nhiên là cô đơn rồi", ông Hoàng Nam Tiến bày tỏ.

Phía dưới phần bình luận, nhiều độc giả thể hiện sự đồng cảm với ông Tiến:

- Cô đơn lắm ạ! Tất cả những người thành công đều có nghị lực và đức hy sinh cao cả hơn những người bình thường.

- Người lãnh đạo chỉ cần một quyết định sai lầm, một phát ngôn không chuẩn mực sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nhân viên.

- Mình đồng tình quan điểm này, đúng với tâm trạng hiện tại quá!

5 khó khăn của lãnh đạo

1. Khó khăn trong việc ra quyết định: Thử thách kép giữa trách nhiệm và rủi ro

Ra quyết định là một trong những trách nhiệm cốt lõi của người lãnh đạo, nhưng khó khăn của nó vượt xa thời điểm đưa ra quyết định. Đằng sau mỗi quyết định là một canh bạc về sự không chắc chắn của tương lai và nắm bắt được vận mệnh của cấp dưới.

Trong quá trình thực hiện, lợi ích của các bên cần phải cân bằng, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng dây chuyền. Hơn nữa, dù kết quả có ra sao thì người lãnh đạo cũng cần phải gánh chịu trách nhiệm cuối cùng. Sức nặng này mà những người chưa từng trải qua thì khó có thể hiểu được.

Vì vậy, khó khăn của việc đưa ra quyết định nằm ở chỗ nó không chỉ kiểm tra sự khôn ngoan, lòng dũng cảm mà còn nằm ở việc phải chịu trách nhiệm về những hậu quả không lường trước được.

2. Nỗi cô đơn

Vị trí lãnh đạo thường đồng nghĩa với sự cô đơn.

Họ đứng đầu tổ chức và phải đối mặt với môi trường bên ngoài phức tạp và luôn thay đổi cũng như những xung đột nội bộ.

Trong quá trình theo đuổi việc tối đa hóa lợi ích chung, không thể tránh khỏi ranh giới lợi ích cá nhân bị chạm tới. Kiểu đánh đổi này khiến các nhà lãnh đạo khó tìm được những người bạn thực sự.

Họ phải giữ một cái đầu tỉnh táo và đưa ra những quyết định tối ưu nhất. Sự cô đơn này là sản phẩm tất yếu của trách nhiệm và sứ mệnh. Một nhà lãnh đạo có trách nhiệm sẽ kiên trì trong sự cô đơn và tìm thấy sự cân bằng giữa sự thấu hiểu và bị hiểu lầm.

"Tại sao người lãnh đạo luôn cô đơn?” – Sếp Hoàng Nam Tiến cho rằng đó là người không chỉ đứng sau 100 quân, 1000 người, 10000 người mà nằm ở ĐIỀU này!- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

3. Khó khăn trong việc thực thi quyền lực

Trong doanh nghiệp, quyền lực của người lãnh đạo tưởng chừng như rất mạnh mẽ nhưng thực tế lại có hạn.

Khả năng lãnh đạo thực sự không nằm ở việc áp đặt mệnh lệnh mà nằm ở việc kích thích động lực bên trong của đội nhó,. Trước sự “tuân theo” hoặc thách thức của cấp dưới, các chiến thuật cứng rắn thường phản tác dụng.

Người lãnh đạo cần dùng trí tuệ và cảm xúc để xây dựng cầu nối tin cậy và tôn trọng, cho phép tư duy quản lý thấm nhuần một cách tự nhiên. Nghệ thuật quản lý mềm này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải sở hữu kỹ năng giao tiếp cá nhân tuyệt vời và trí tuệ cảm xúc.

4. Khó khăn trong việc bồi dưỡng cấp dưới

Những nhà lãnh đạo giỏi biết rằng sự thành công phụ thuộc vào năng lực cấp dưới. Tuy nhiên, quá trình phát triển cấp dưới cũng là mối đe dọa tiềm tàng đối với vị trí của người lãnh đạo.

Làm thế nào để duy trì lợi thế cạnh tranh của một người trong khi truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm đã trở thành một vấn đề khó khăn mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt.

Các nhà lãnh đạo có trách nhiệm sẽ có đủ can đảm để đối mặt với nghịch lý này và đạt được sự phát triển chung của các cá nhân và nhóm thông qua việc liên tục tự hoàn thiện bản thân và xây dựng văn hóa nhóm.

5. Lo bị đào thải: Tính cấp thiết của việc học tập suốt đời

Trong thời đại thay đổi nhanh chóng này, kiến thức được cập nhật nhanh hơn tưởng tượng. Là người lãnh đạo, nếu trì trệ, bạn sẽ sớm bị đào thải.

Vì vậy, họ phải duy trì tinh thần ham học hỏi, hiểu biết sâu sắc, không ngừng tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới để thích ứng với môi trường thị trường đang thay đổi nhanh chóng.

Áp lực học hỏi không ngừng này khiến các nhà lãnh đạo luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, nhưng cũng chính áp lực này thôi thúc họ không ngừng bứt phá bản thân và dẫn dắt tập thể đến những thành công mới.

Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM