Tại sao người giàu chỉ muốn con cái thừa hưởng gen trội, còn tài sản thì thà quyên hết cho từ thiện cũng không trao quyền thừa kế

05/03/2022 14:15 PM | Kinh doanh

Người giàu họ không chỉ có phong cách kinh doanh táo bạo, đầu óc nhanh nhạy để làm giàu, đến dạy con cũng khác.

Những đứa trẻ "richkid" được ngậm thìa vàng từ khi lọt lòng, được sở hữu cuộc sống ăn "sang chảnh", được học tập ở môi trường giáo dục tốt nhất, được đi du lịch đây đó, được nhận tất cả mọi điều theo sự chiều chuộng của bố mẹ tỷ phú. Vậy liệu chúng có được thừa hưởng khoản tài sản kếch xù của phụ huynh không?

Tại sao người giàu chỉ muốn con cái thừa hưởng gen trội, còn tài sản thì thà quyên hết cho từ thiện cũng không trao quyền thừa kế - Ảnh 1.

Rất nhiều người giàu có trên thế giới sở hữu quan điểm khác lạ về tiền bạc.

Người thành công lúc nào cũng "có lối đi riêng", kể cả là quyền thừa kế?

Với tỷ phú, tất nhiên họ sẽ là người am hiểu sâu sắc giá trị của đồng tiền. Chẳng phải đa số họ cũng là người bước lên từ con số 0 hay sao? Họ thấu hiểu những khó khăn để kiếm được đồng tiền. Qua bao chặng đường, họ phải biết tự lập, tự đứng trên chiến đường đầy thương tích thì mới mong hái được hoa hồng, mà đôi khi hoa hồng đó lại đầy gai.

Tại sao người giàu chỉ muốn con cái thừa hưởng gen trội, còn tài sản thì thà quyên hết cho từ thiện cũng không trao quyền thừa kế - Ảnh 2.

Vợ chồng Bill Gates & bậc thầy chứng khoán Warren Buffet là người có tư duy làm từ thiện đến 80% tài sản của mình

Ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg và vợ Priscilla Chan đã cho đi 99% cổ phần Facebook họ hiện nắm giữ để "nâng cao tiềm năng con người và đem đến sự bình đẳng cho mọi đứa trẻ mai sau". Zuckerberg và Chan đều tham gia "Cam kết Cho đi" - sáng lập bởi Warren Buffett và Bill Gates. Người tham gia sẽ cho đi hơn nửa tài sản trong suốt cuộc đời.

Hay Hong Kong - Wing-Ching Shih cũng không để lại khoản tài sản nào cho con trai của ông là Alex Shih. Anh nói: "Tôi chấp nhận". Ông ấy đã nói chuyện này từ khi chúng tôi còn rất nhỏ rồi. Và chúng tôi không có lựa chọn nào cả. Ông ấy nói tốt nhất là không nên có một cuộc sống quá thoải mái một cách dễ dàng. Các con sẽ biết trân trọng nhiều hơn nếu đạt được mọi thứ từng bước một".

Và 2 vợ chồng Bill Gates và vợ cũ bà Melinda cũng đã áp dụng quan điểm đó vào đời sống. Họ chỉ để lại 10 triệu USD để con cái có thể tự khởi nghiệp cũng như đảm bảo cuộc sống. "Chúng tôi muốn các con được tự do làm điều mình thích nhưng không lười biếng", Gates giải thích. Ông tiết lộ thêm cả ba con đều vui vẻ đồng ý với quyết định của bố mẹ. Phần lớn khối tài sản khổng lồ còn lại của Gates sẽ được dùng làm từ thiện thông qua quỹ từ thiện Bill and Melinda Gates mà Bill Gates và vợ đang điều hành.

Tại sao người giàu chỉ muốn con cái thừa hưởng gen trội, còn tài sản thì thà quyên hết cho từ thiện cũng không trao quyền thừa kế - Ảnh 3.

Những richkid này ngay từ nhỏ đều được trải nghiệm các công việc trong quỹ từ thiện của cha mẹ họ

Từ đây, những người "cha mẹ giàu" muốn các "cậu ấm cô chiêu" của mình trưởng thành như họ, thậm chí hơn cả "ông bố, bà mẹ" tỷ phú của mình. Những đứa con trong gia đình này ngoài nhận được sự yêu thương, môi trường giáo dục tốt… thì chẳng còn nhận được gì ngoài sự "tự lực cánh sinh". Nhưng thật ra, đó chính là món quà tốt đẹp nhất bố mẹ giàu dành cho con cái.

Không cho con thừa kế là quyết định còn khó khăn và đau lòng hơn bình thường?

Trong một video trên mạng xã hội tiktok gần đây, doanh nhân Khanh Ngô đã phân tích quan điểm: "Việc tốt nhất, lòng từ bi cao nhất dành cho một người là để cho họ tiếp tục đau khổ. Không phải là mình không thương họ, mà đó là đạt đến cái giới hạn mà mình có thể làm cho họ, việc tốt nhất là họ phải tự trải qua hành trình của họ".

Doanh nhân Khanh Ngô đã nói lên tiếng lòng của đại đa số giới giàu có, giới tỷ phú hiện nay. Đó chính là động lực không chỉ ảnh hưởng đến con cái giới siêu giàu mà còn với những ai mong muốn đứng vững và tự chủ trên chiến trường "đẫm máu" này.

Quan điểm của Doanh nhân nổi tiếng Khanh Ngô

Tuy nhiên, cũng có một quan điểm khác thực tế hơn cho rằng: Khoản tiền thừa kế quá lớn sẽ khiến con cái họ đóng thuế theo luật nước sở tại rất cao. Vì vậy, thay vì để lại tài sản cho con cái , người giàu có thường có 1 quỹ từ thiện hoặc quỹ bảo trợ riêng, khoản thu nhập từ quỹ từ thiện sẽ không bị truy thu thuế nặng nề.

Cuối cùng, dù vì lí do gì đi nữa, thì việc không cho con cái thừa hưởng tài sản là một quyết định đúng đắn của các bậc cha mẹ. Cha mẹ bằng cách này hay cách khác đều dạy con mình trở thành phiên bản tốt hơn và tạo hành trang để con cái không bị thiệt thòi hay ỷ lại. Vì không ai làm chủ cuộc đời của con bạn thay nó cả.

Còn bạn nghĩ sao về những quyết định này?

Theo NGUYỄN KHÁNH AN

Cùng chuyên mục
XEM