Tại sao chúng ta không thể làm việc hiệu quả hơn dù có cố gắng rất nhiều?

15/05/2019 09:00 AM | Kinh doanh

Hiện tượng phổ biến là, bạn đọc được một thủ thuật nâng cao năng suất rồi áp dụng trong vài ngày một cách hào hứng, nhưng tự nhiên đến một ngày mọi thứ chững lại.

Xã hội chúng ta đang bị ám ảnh với mong muốn làm việc hiệu quả hơn. Hầu hết các tạp chí (kể cả báo mạng) về thế giới kinh doanh đều có một phần dành cho chủ đề này. Chỉ trong 10 năm gần đây, có tới 17 triệu ứng dụng về quản lý các công việc cần làm ra đời. Tuy nhiên có vẻ mọi người vẫn không hề cảm thấy hài lòng.

Hiện tượng phổ biến là, bạn đọc được một thủ thuật nâng cao năng suất rồi áp dụng trong vài ngày một cách hào hứng, nhưng tự nhiên đến một ngày mọi thứ chững lại. Có thể do deadline đến gần nên bạn phải dừng "thủ thuật" kia lại. Khi đã xong việc, bạn cảm thấy thủ thuật kia không còn hấp dẫn nữa. Lúc khác bạn sẽ thử lại, nhưng cũng như nhiều thủ thuật khác, nó cũng không tồn tại được lâu.

Tại sao chuyện này lại rất hay xảy ra?

Trong nhiều trường hợp, chính niềm tin của bạn đã làm xói mòn nỗ lực của bạn vì bạn luôn hành động đồng nhất với niềm tin của mình. Nếu niềm tin đó không củng cố hành vi của bạn, bạn sẽ chuyển ngay sang một hành vi khác đồng thuật với niềm tin này.

Dưới đây là 4 niềm tin sai lầm khiến năng suất làm việc của bạn giảm sút:

1. Con đường nhanh nhất cũng là hiệu quả nhất

Để có năng suất cao, bạn thường phải đầu tư thời gian từ bây giờ và tiết kiệm thời gian sau này. Chẳng hạn, bạn sẽ cần thời gian để tìm được một phím tắt mới khi đánh văn bản, nhưng khi đã quen rồi, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Đưa thêm việc vào danh sách những việc cần làm và trao đổi thẳng thắng về phát triển nghề nghiệp cũng vậy.

Bạn không thể nghĩ về năng suất lao động như một điểm nào đó trong chuỗi thời gian. Thay vào đó, hãy đầu tư vào những hành động có "giá trị hiện tại" thật cao: tổng thời gian hành động này tiết kiệm được cho bạn trong tương lai còn lớn hơn nhiều so với thời gian mà bạn bỏ ra bây giờ để thực hiện hành động này.

Tại sao chúng ta không thể làm việc hiệu quả hơn dù có cố gắng rất nhiều? - Ảnh 1.

2. Sự hoàn hảo là mục đích cuối cùng

Có thể bạn muốn kết quả công việc của mình toàn mỹ, nhưng sự hoàn hảo luôn là một mục đích sai lầm. Theo đuổi sự hoàn hảo cũng như cố tìm đến đỉnh của một ngọn núi không có đỉnh. Khi hoàn hảo là mục tiêu của bạn, sẽ luôn có thêm nhiều việc cần phải làm.

Hầu hết những người cầu toàn đều lo rằng bất kỳ một thiếu sót nào cũng khiến họ mất mặt. Nhưng không hoàn hảo là cần thiết vì một số lý do. Nó là cần thiết khi chi phí để khiến một thứ trở nên hoàn hảo còn lớn hơn giá trị của chính thứ đó. Khi nghĩ được như vậy, bạn sẽ luôn dành lượng thời gian tương xứng cho công việc của mình.

3. Tính cách tôi không phù hợp với năng suất cao

Nhiều người cho rằng họ không quen ghi ra "danh sách những việc cần làm", hoặc ít khi lập kế hoạch trước cho mọi việc. Mấu chốt ở đây là những việc này không diễn ra tự nhiên đối với họ, vì thế nó tạo ra những định kiến.

Những thay đổi quan trọng nhất mà bạn thực hiện sẽ không bao giờ diễn ra một cách tự nhiên. Nếu có, thì chúng đã không phải là những thay đổi lớn. Tính cách của bạn có thể và sẽ thay đổi – nếu bạn tin chắc vào điều đó. Đừng nói với bản thân rằng "cách này không có tác dụng với mình" vì bạn luôn có thể điều chỉnh mọi thứ cho phù hợp.

4. Tôi cảm thấy có giá trị khi làm việc chăm chỉ

Hầu như người ta sẽ hành động theo cách mà họ cảm thấy mình có giá trị nhất. Nếu bạn cảm thấy giá trị của mình tăng lên khi làm việc chăm chỉ, bạn sẽ không muốn nghỉ ngơi hoặc về nhà sớm.

Làm việc chăm chỉ là quan trọng, nhưng điều còn quan trọng hơn đó là làm việc một cách thông minh: Bạn chỉ tích lũy thêm giờ làm chứ không khiến cho mọi việc được hoàn thành nhanh hơn.

Những niềm tin này, tuy sai lầm nhưng lại cực kỳ mạnh mẽ vì chúng tồn tại như một phần của sự thật và khiến cho người ta cảm thấy chúng rất đáng tin tưởng. Hãy thay thế những suy nghĩ này bằng sự thật và sự ám ảnh với năng suất của bạn sẽ sớm biến mất.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM