Phương Đông màu xám

15/08/2013 08:55 AM |

Với 200 nhà máy điện chạy bằng than và 5 triệu chiếc xe hơi, thủ đô của Trung Quốc như bị bao phủ bởi một chiếc chăn lớn.

Trung Quốc là nước ô nhiễm nhất trên thế giới nhưng cũng là nước đầu tư nhiều nhất vào năng lượng sạch. Sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như nền kinh tế và chính trị thế giới.

Tất cả các nước công nghiệp đều có một ngày đối mặt với bước ngoặt về môi trường. Tại điểm này, mức độ ô nhiễm môi trường sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ở Mỹ, sự kiện này xảy ra vào năm 1969, khi dòng sông Cuyahoga ở Ohio bị ô nhiễm nặng và bốc cháy. Cơ quan Bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ (America’s Environmental Protection Agency) được thành lập ngay năm sau đó. Các điều luật khắt khe về môi trường được Nhật Bản thông qua vào những năm 1970.  

Tháng 1 vừa qua, màn sương mù bao phủ Bắc Kinh có thể được xếp vào những sự kiện môi trường nghiêm trọng. Trong một vài tuần, bầu không khí ở đây thậm chí còn tồi tệ hơn không khí trong phòng hút thuốc lá ở sân bay. Với 200 nhà máy điện chạy bằng than và 5 triệu chiếc xe hơi, thủ đô của Trung Quốc như bị bao phủ bởi một chiếc chăn lớn. 


Mối lo ngại trong công chúng bùng nổ. Chỉ trong tháng giêng, người sử dụng tiểu blog của nước này đã đăng tải 2,5 triệu bài viết có chứa từ khóa “sương mù”. Hàng nghìn người dân và doanh nhân Trung Quốc chọn lựa cách ra nước ngoài bởi lo ngại ô nhiễm. Bắc Kinh là một trong những thành phố giàu nhất Trung Quốc. Trước khi thế vận hội Olympic 2008 diễn ra, Bắc Kinh đã chuyển tất cả các nhà máy ô nhiễm nhất ra các tỉnh lân cận. 

Lỗi của phương Tây

Đứng trước tình trạng trên, cuộc tranh luận về môi trường bùng nổ ở Trung Quốc và kết quả là chính sách hướng về môi trường được đưa ra trong một vài tháng sau đó. Trung tuần tháng 6, chính phủ công bố một loạt cải cách nhằm hạn chế ô nhiễm không khí. Thị trường carbon được triển khai, tội phạm môi trường bị xử phạt nghiêm khắc và các quan chức địa phương phải chịu trách nhiệm lớn hơn về các vấn đề môi trường. Trung Quốc dự tính chi 275 tỷ USD để dọn sạch không khí trong vòng 5 năm tới. Đây là số tiền khổng lồ: tương đương GDP Hồng Kông và bằng 2 lần ngân sách quốc phòng.

Liệu có phải Trung Quốc đã bước vào bước ngoặt? Rất nhiều chuyên gia về môi trường (cả ở trong và ngoài nước) cho rằng nỗ lực của Trung Quốc là quá ít và quá muộn. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện khoa học quốc gia Mỹ cho thấy ô nhiễm không khí ở miền Bắc Trung Quốc khiến tuổi thọ của người dân bị giảm 5,5 năm. 


Tồi tệ hơn, năm 1990, lượng khí thải nhà kính của Trung Quốc chỉ tương đương 10% của thế giới. Giờ đây, tỷ lệ tăng lên mức gần 30%. Kể từ năm 2000, chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm tới 2/3 lượng khí thải carbon – dioxide tăng lên. Trong khi Mỹ và châu Âu đang cắt giảm lượng khí thải, Trung Quốc lại chứng kiến chỉ số này tăng lên mạnh mẽ. 

Trong khi đó, quan chức Trung Quốc đó chỉ là điều nhảm nhí. Phương Tây chứ không phải Trung Quốc mới là phía chịu trách nhiệm đối với xu hướng tăng lên của khí thải nhà kính. Đúng là có những vấn đề về môi trường, nhưng Trung Quốc chỉ đơn giản học tập xu hướng của Anh, Mỹ và Nhật Bản: “tăng trưởng trước và dọn sạch sau”. Trung Quốc tăng trưởng nhanh và dọn sạch cũng nhanh. Đầu tư vào điện gió và điện năng lượng mặt trời của quốc gia này có thể khiến các nước khác hổ thẹn. 

Nhìn vào biểu đồ bên, có thể thấy Trung Quốc đã đúng về một điều: ngoại trừ Trùng Khánh, hầu hết các thành phố Trung Quốc hiện không ô nhiễm bằng Nhật Bản trong năm 1960. Chất lượng không khí cũng được cải thiện với tốc độ ngang bằng với tốc độ của Nhật Bản trong những năm 1970.

Thu Hương

huongnt

Cùng chuyên mục
XEM