Tác giả cuốn sách “Die With Zero” lí giải tại sao chúng ta không nên tiết kiệm quá nhiều cho hưu trí

07/08/2021 16:05 PM | Kinh doanh

Tốt hơn hết bạn nên sử dụng tiền tiết kiệm ngay khi còn trẻ. "Một người thông minh sẽ biết chăm sóc sức khỏe ngay từ đầu (duy trì lối sống lành mạnh và phòng tránh bệnh) hơn là cố gắng chạy chữa khi đã mắc bệnh, điều này tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều".

Trong cuốn sách "Die With Zero", Bill Perkins giải thích lý do bạn không cần tiết kiệm quá nhiều tiền để nghỉ hưu và hy vọng trước khi chết có thể sử dụng hết số tiền tiết kiệm của mình.

Mặc dù Perkins đã có một khoản tiết kiệm để sử dụng khi về hưu nhưng ông không muốn dùng chúng một cách lãng phí. Ông muốn sử dụng số tiền này thật triệt để và có ý nghĩa. Thay vì để lại một tài sản thừa kế lớn, Perkins sử dụng số tiền này cho những trải nghiệm, giúp đỡ con cái khởi nghiệp và phần còn lại chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết nhất.

Tuy rằng điều này đi ngược lại với tư duy hưu trí truyền thống nhưng Perkins cho rằng việc quá quan tâm tới những khoản tiết kiệm khiến chúng ta không thể trải nghiệm những điều ý nghĩa của cuộc sống. Sử dụng trước các chi phí tiết kiệm cho sau này chưa hẳn là điều xấu.

Cuốn sách "Die With Zero" chủ yếu trình bày về 4 điều quan trọng sẽ giúp nhiều người có cuộc sống ổn định khi về già cho dù số tiền họ tiết kiệm được có ít hơn so với dự tính ban đầu.

1. Giá trị tài sản ròng có xu hướng tăng khi nghỉ hưu

Giá trị tài sản ròng bao gồm tổng tất cả tài sản của bạn trừ đi những khoản vay nợ. Trong độ tuổi nghỉ hưu thì giá trị tài sản ròng thường có xu hướng tăng và nó tăng theo độ tuổi.

Perkins cho biết có một phần ba số người đã nghỉ hưu thấy giá trị tài sản ròng của mình tăng lên. Theo số liệu của Cục Dự trữ Liên bang năm 2016, giá trị tài sản ròng trung bình của những người trên 75 tuổi cao hơn so với những người trong độ tuổi từ 60 đến 74 tuổi. Giá trị tài sản ròng trung bình của những người trên 75 tuổi là 281.600 USD còn của những người từ 65 đến 74 tuổi là 237.600 USD.

Trong khi một vài người sử dụng hết số tiền về hưu của họ thì đa số những người đã về hưu khác thấy giá trị tài sản ròng của họ theo tăng theo thời gian.

2. Có đủ chi phí chăm sóc sức khỏe nhưng không đủ chi phí chi trả cho những tình huống xấu nhất

Nhiều người không chuẩn bị trước chi phí chăm sóc sức khỏe mặc dù đây là một khoản chi phí cần thiết khi đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, theo Perkins bạn cũng không cần quá lo lắng về nó.

"Nói một cách thẳng thắn, hầu hết khoản tiết kiệm của mọi người không đủ để chi trả cho chi trả cho cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra". Ví dụ như Perkins đã phải trả hàng triệu USD cho chi phí điều trị ung thư và khoảng 50,000 USD chi phí thuê phòng mỗi đêm nằm viện của cha mình.

Mặc dù chương trình bảo hiểm có thể tiết kiệm chi phí, nhưng khi những tình huống xấu xảy ra những khoản tiết kiệm vẫn không đủ để xoay sở. "Chăm sóc y tế không có bảo hiểm quá đắt đỏ, chẳng có gì khác biệt dù bạn có chuẩn bị trước những khoản tiết kiệm hay không".

Tốt hơn hết bạn nên sử dụng tiền tiết kiệm ngay khi còn trẻ. "Một người thông minh sẽ biết chăm sóc sức khỏe ngay từ đầu (duy trì lối sống lành mạnh và phòng tránh bệnh) hơn là cố gắng chạy chữa khi đã mắc bệnh, điều này tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều".

3. Chi tiêu sau khi nghỉ hưu thấp hơn bạn nghĩ rất nhiều

Rất nhiều người sau khi nghỉ hưu có xu hướng giảm chi tiêu một cách tự nhiên khi chi phí giảm xuống, và bội chi ít khi xảy ra với họ.

"Tỷ lệ chi tiêu trung bình trên thu nhập hộ gia đình dao động trong khoảng 1:1. Tức là mức chi tiêu sẽ thay đổi theo thu nhập của họ".

Thực tế, khi một số mặt hàng như sản phẩm chăm sóc sức khỏe trở nên đắt đỏ hơn thì những thứ khác lại rẻ hơn. Theo dữ liệu khảo sát Chi tiêu của người tiêu dùng năm 2017, trong đó chi tiêu trung bình của các hộ gia đình từ 55 đến 64 tuổi là 64.000 USD, người từ 65 đến 74 tuổi là 55.000 USD và những người trên 75 tuổi là 42.000 USD.

Giải thích cho điều này, Perkins cho biết "Tuy chi phí chăm sóc sức khỏe tăng lên nhưng tổng chi tiêu có xu hướng giảm, bởi vì hầu hết các chi phí khác, chẳng hạn như quần áo và giải trí, đều thấp hơn trước nhiều".

4. Hầu hết mọi người chỉ dùng hết một phần trong số tiền họ tiết kiệm được

Trong cuốn sách mình, Perkins một lần nữa cho thấy rằng hầu hết mọi người chỉ dùng tới một phần của những gì họ đã tiết kiệm được.

Để chứng minh cho điều mình nói, ông đã thu thập dữ liệu về ngân sách hưu trí. Ông cho biết: "Những người sở hữu khoảng 500.000 USD trước khi nghỉ hưu, sau 20 năm hoặc tới khi qua đời họ chỉ chi tiêu trung bình khoảng 11,5% số tiền đó".

Mô hình này vẫn đúng ngay cả đối với những người có số tiền tiết kiệm nhỏ hơn. "Những người về hưu với số tiền tiết kiệm ít hơn 200.000 USD chỉ dùng hết một phần tư tài sản của họ sau 18 năm".

Mặc dù tiết kiệm quá nhiều vốn không phải là một điều xấu, nhưng nó có thể là một trở ngại ngăn cản bạn thực thiện ước mơ khi còn trẻ.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM