Sữa đậu nành Fami đã “cứu” Đường Quảng Ngãi ngoạn mục thế nào?

31/05/2017 10:20 AM | Kinh doanh

Phần lớn doanh thu từ sữa đậu nành của Công ty Đường Quảng Ngãi thuộc về miền Bắc (60%) và miền Trung (30%) và 10% còn lại thuộc về miền Nam. Ban lãnh đạo cho biết lý do là người dân miền Bắc có thói quen sử dụng các sản phẩm từ sữa đậu nành.

Khi CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực sữa năm 1997, sữa đậu nành Fami chỉ là một trong số các dòng sản phẩm nhỏ trong danh mục sản phẩm của công ty và không phải là trọng tâm. Điều này đã thay đổi từ năm 2005 khi DN tập trung vào sữa đậu nành.

QNS thâm nhập thị trường sữa năm 1997, ban đầu sản xuất nhiều sản phẩm như sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, kem, và sữa đậu nành. Tuy nhiên, công ty đã gặp khó khăn lớn trên thị trường sữa vì vấp phải cạnh tranh từ các đối thủ lớn hơn nhiều như Vinamilk và Cô gái Hà Lan. Vì vậy, ban lãnh đạo đã quyết định rút lui khỏi thị trường sữa và chỉ tập trung vào sữa đậu nành vì tại thời điểm đó, không có doanh nghiệp lớn nào sản xuất sản phẩm này.

Quyết định trên đã xoay chuyển tình thế khi mảng sữa đậu nành của QNS đạt kết quả cao với thị phần 84% trên thị trường sữa đậu nành có thương hiệu. Cũng nhờ mảng này, từ 2010 đến 2015, doanh thu của QNS tăng gấp 6 lần.


Thị phần của nhãn hàng Fami qua các năm.

Thị phần của nhãn hàng Fami qua các năm.

QNS gần đây đã đầu tư tổng cộng 3.600 tỷ đồng để mở rộng công suất đường và xây dựng nhà máy điện sinh khối công suất 95MW, sử dụng bã mía làm nguyên liệu. Mục đích là tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường đường trong bối cảnh giá đường từ năm 2018 trở đi sẽ bất lợi. Theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN, từ năm 2018 trở đi, Việt Nam sẽ phải giảm thuế nhập khẩu đối với đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch từ 80%-100% xuống 5%. Điều này sẽ tạo điều kiện cho đường nhập khẩu tràn ngập thị trường và gây áp lực đối với giá đường trong nước.

Việt Nam là một trong những thị trường sữa đậu nành lớn nhất thế giới; trong khi sữa đậu nành không thương hiệu, sản xuất thủ công vẫn chiếm phần lớn thị trường

Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường Niesel năm 2014, Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về tiêu thụ sữa đậu nành, sau Trung Quốc và Thái Lan. Theo ước tính của Công ty Chứng khoán VietCapital (VCSC), quy mô thị trường sữa đậu nành có thương hiệu của Việt Nam năm 2016 trị giá khoảng 190 triệu USD. Trên cơ sở thị phần và doanh thu của QNS, ước tính trong giai đoạn 2011-2016, thị trường sữa đậu nành có thương hiệu đạt tăng trưởng kép hàng năm 16% về doanh thu.


Kết quả nghiên cứu năm 2014 của Nielsel về mức tiêu thụ sữa đậu nành của các nước dẫn đầu thế giới.

Kết quả nghiên cứu năm 2014 của Nielsel về mức tiêu thụ sữa đậu nành của các nước dẫn đầu thế giới.

Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm sữa đậu nành có thương hiệu chỉ chiếm 32%-35% tổng lượng sữa đậu nành tiêu thụ… Phần còn lại là sữa đậu nành không thương hiệu, sản xuất thủ công.

Ban lãnh đạo QNS dự báo tiêu thụ sữa đậu nành có thương hiệu tại Việt Nam sẽ tăng trưởng 5%-6%/năm trong 5 năm tới, trong khi lượng sữa đậu nành tiêu thụ nói chung sẽ không tăng trưởng đáng kể.

Cổ đông nhà nước thoái vốn hoàn toàn khỏi QNS kể từ năm 2009. Đến nay cơ cấu cổ đông của QNS gồm VinaCapital 5%; Chủ tịch HĐQT Võ Thành Đàng và gia đình 14%; Công ty TNHH Thành Phát (công ty do QNS sở hữu 100% vốn) 16%. Năm 2016, doanh thu từ sữa đậu nành đóng góp 53% doanh thu của QNS, trong khi mảng kinh doanh truyền thống là đường chỉ chiếm 26%, còn lại thuộc về các mảng kinh doanh bia, nước khoáng và bánh kẹo.

Phần lớn doanh thu từ sữa đậu nành của QNS thuộc về miền Bắc (60%) và miền Trung (30%) và 10% còn lại thuộc về miền Nam. Ban lãnh đạo cho biết lý do là người dân miền Bắc có thói quen sử dụng các sản phẩm từ sữa đậu nành. Việc đẩy mạnh hoạt động tại miền Nam cũng có lợi cho QNS vì nhà máy mới được ưu đãi thuế trong vài năm đầu hoạt động.


Khi chưa có sự sáp nhập của SBT và BHS thì QNS là DN dẫn đầu về diện tích trồng mía đường (ha) và công suất xử lý (tấn mía/ngày.

Khi chưa có sự sáp nhập của SBT và BHS thì QNS là DN dẫn đầu về diện tích trồng mía đường (ha) và công suất xử lý (tấn mía/ngày.

QNS hiện chiếm 10% thị phần sản lượng đường Việt Nam. Công ty vừa hoàn tất mở rộng công suất xử lý của nhà máy An Khê từ 10.000 tấn mía/ngày lên 18.000 tấn mía/ngày trong tháng 04/2017, qua đó đưa An Khê trở thành nhà máy đường lớn nhất Việt Nam.

Theo Hiền Anh

Cùng chuyên mục
XEM