Sự thật nhiều người chưa biết về những màn cung đấu: Hóa ra hoàng hậu mới là "trùm cuối"

19/02/2022 21:59 PM | Sống

Đừng để phim ảnh lừa, trên thực tế những màn cung đấu trong hậu cung không như chúng ta vẫn nghĩ.

Nhiều người thường cho rằng những bộ phim cung đấu Trung Quốc thực sự phản ánh đúng sự tranh đấu kịch liệt của các phi tần . Thậm chí, nhiều tình tiết trong phim còn có cả sự tham gia của hoàng hậu cùng các phi tần khác ngày đêm ủ mưu khiến chúng ta hiểu lầm về lịch sử. Trên thực tế, hoàng hậu không cần phải tham gia tranh giành sự sủng ái của hoàng thượng. Thực hư thế nào, hãy cùng theo dõi nhé!

Vén màn sự thực về những màn cung đấu khốc liệt

Trong rất nhiều bộ phim cung đấu Trung Quốc, không ít phi tần vì nâng cao địa vị của mình mà không từ thủ đoạn hãm hại người khác. Trên thực tế, những cuộc đấu đá kiểu như vậy có xảy ra trong lịch sử.

Theo "Hàn Phi Tử - nội trữ" vào thời Chiến Quốc, nước Sở năm thứ 40, Trịnh Tụ, một cung phi của Sở Hoài Vương vì không muốn Ngụy mỹ nhân nhận được sự sủng ái mà hạ kế hiểm khiến nàng bị hoàng thượng cắt mũi và đưa vào Lãnh cung.

 Sự thật nhiều người chưa biết về những màn cung đấu: Hóa ra hoàng hậu mới là trùm cuối - Ảnh 1.

Cung đấu không chỉ có trên phim mà thực sự có trong thực tế lịch sử Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)

Tranh đấu trong cung luôn rất kịch liệt, nhưng đa phần chỉ xảy ra giữa các phi tần. Hoàng hậu không cần tham gia vào cuộc chiến đó. Trong một số trường hợp đặc biệt, hoàng hậu một sẽ là người ra tay ngăn chặn, xử lý không cho sự việc phát sinh quá nghiêm trọng.

Suy cho cùng, trọng trách lớn của hoàng hậu là quản lý hậu cung , nếu như các phi tần tranh đấu quá phô trương thì ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến bà và hoàng hậu cần phải ra mặt chỉnh đốn. Vì thế, phần lớn các phi tần chỉ dám tranh đấu trong âm thầm, họ không dám đắc tội đến hoàng hậu. Dù hoàng hậu không cần phải ra mặt xử lý nhưng phi tần đó sau này sẽ gặp nhiều bất lợi.

Không có con trai nối dõi cũng không sợ

Triều đại nào cũng vô cùng coi trọng người nối dõi. Chính vì đó mà hoàng thượng nạp rất nhiều thê thiếp, ông cần đảm bảo rằng dòng máu của mình được tiếp quản đất nước sau này. Nhưng cho dù hoàng hậu không sinh được thái tử cũng không cần phải lo sợ mất đi địa vị trong hậu cung.

 Sự thật nhiều người chưa biết về những màn cung đấu: Hóa ra hoàng hậu mới là trùm cuối - Ảnh 2.

Hoàng hậu thời xưa dù không có thái tử cũng không cần phải lo mất đi địa vị. (Ảnh: Baidu)

Bởi hoàng hậu thường là do tiên đế lựa chọn và phong vị, thế nên không dễ bị phế truất. Thay vào đó, hoàng đế sẽ từ trong những người con do các phi tần sinh chọn ra một vị thái tử phù hợp nhất.

Không dễ dàng phế hoàng hậu

Trong các bộ phim về hậu cung của Trung Quốc, chúng ta không khó để thấy những tình tiết hoàng hậu vì thất sủng mà bị phế truất. Trên thực tế điều này rất hiếm khi xảy ra. Một khi đã được phong làm hoàng hậu, việc phế hay không không chỉ hoàng thượng mới có thể quyết định.

Hoàng đế cần phải thông qua sự đồng ý của các đại thần trong triều đình. Nếu như hoàng hậu không làm ra chuyện sai trái kinh thiên động địa, các đại thần sẽ không đồng ý phế bỏ.

 Sự thật nhiều người chưa biết về những màn cung đấu: Hóa ra hoàng hậu mới là trùm cuối - Ảnh 3.

Phía sau hoàng hậu là cả 1 thế lực quyền thế nên không dễ bị phế truất. (Ảnh: Baidu)

Vào thời Thanh, quan hệ giữa Từ Hi thái hậu và con dâu Hiếu Triết Nghị hoàng hậu luôn không tốt. Từ Hi muốn phế truất Hiếu Triết Nghị, nhưng vị hoàng hậu này cũng không dễ bề đối phó. Thậm chí, bà còn nói với Từ Hi: "Tây thái hậu xuất thân chỉ là một phi tần, nhập cung qua cửa bên. Còn ta là Trung cung hoàng hậu, được kiệu vào cung qua Đại Thanh môn với lễ đại hôn theo đúng di huấn của tổ tiên". Ý muốn nói muốn Từ Hi chỉ là phi tần, không có tư cách phế truất hoàng hậu được hoàng gia lựa chọn.

Trong mắt hoàng đế và đại thần, các phi tần dù được sủng hạnh như thế nào thì cũng chỉ là thê thiếp, không thể đứng ngang hàng với hoàng hậu. Bất kỳ thời đại nào, đứng sau lưng hoàng hậu cũng là một thế lực vô cùng lớn, có sức ảnh hưởng đến triều chính.

Hoàng hậu dù không xuất thân từ hoàng tộc thì cũng là nữ tử gia môn thế phiệt có quyền thế. Phía sau hoàng hậu là cả gia tộc uy quyền. Việc phế bỏ hoàng hậu là sự sỉ nhục đối với cả gia tộc. Trừ khi hoàng thượng có ý định diệt trừ cả gia tộc đó, nếu không việc phế bỏ vương hậu là điều khó xảy ra.

Vì gia thế và chức vị tối thượng của mình, hoàng hậu hoàn toàn không cần tham gia vào cuộc tranh đấu giữa các phi tần. Nắm trong tay toàn quyền quản lý hậu cung vậy nên hiếm khi có phi tần nào dám tùy tiện động đến hoàng hậu, đương nhiên là bởi họ không muốn "gặt" về kết cục thảm hại.

Theo Thanh Tâm Vũ

Cùng chuyên mục
XEM