South China Morning Post: Dân số trẻ sẽ giúp Việt Nam nắm bắt kỷ nguyên số

02/09/2019 08:29 AM | Xã hội

Theo South China Morning Post, về bản chất, Việt Nam nhận thức được rằng các ngành công nghiệp của mình có thể bị ảnh hưởng rất lớn vào biến động thế giới nếu như chỉ dựa vào khu vực nước ngoài.

Với 600 triệu dân và GDP hơn 2,5 nghìn tỷ USD, các nền kinh tế ASEAN tạo nên một trong những khu vực trẻ và tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.

Lý do khiến ông Andrew Sheng - nhà báo của South China Morning Post lạc quan về nền kinh tế kỹ thuật số ở các quốc gia ASEAN chính là các nước ASEAN có dân số trẻ, sự đa dạng về văn hóa và tiếp cận với kiến ​​thức tầm cỡ thế giới, cũng như vị trí địa lý chiến lược.

"Việt Nam, Indonesia, và Philippines có quy mô dân số của họ tương đối lớn, nhưng sức mạnh thực sự của họ là tuổi trẻ của dân số - những người có hiểu biết về kỹ thuật số, có tiềm năng vươn lên mức thu nhập trung bình và cao hơn".

Trong không gian kỹ thuật số, sự đổi mới và khả năng nắm bắt thị trường chính là lợi thế. Trung Quốc đã có thể cạnh tranh nhanh chóng với Mỹ về công nghệ số một phần lớn nhờ và quy mô của thị trường nội địa (800 triệu người dùng Internet), cơ sở hạ tầng băng thông rộng tốc độ cao, và phạm vi dịch vụ trải khắ trên nhiều lĩnh vực (Alibaba và WeChat).

Ông nói: " Trong tương lai, các quốc gia Đông Nam Á sẽ có một tương lai kỹ thuật số tiên tiến".

Nhà báo Andrew Sheng viết: "Tại sự kiện Sáng kiến ​​Học giả trẻ (Hà Nội), tôi đã bị ấn tượng bởi cách Việt Nam đã lên kế hoạch cho một nền kinh tế kỹ thuật số vào năm 2030 và 2045. Việt Nam đã trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới với xu thế đa phương hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo nghiên cứu của DBS, Việt Nam có thể vượt qua nền kinh tế của Singapore vào năm 2029".

 South China Morning Post: Dân số trẻ sẽ giúp Việt Nam nắm bắt kỷ nguyên số  - Ảnh 1.

Để duy trì đà tăng trưởng và cung cấp việc làm cho lực lượng lao động trẻ, Việt Nam đã dự tính bốn kịch bản tương lai kỹ thuật số:  Kịch bản truyền thống, xuất khẩu số, tiêu dùng số và chuyển đổi số.

Trong kịch bản đầu tiên, kịch bản truyền thống, Việt Nam sử dụng các động cơ tăng trưởng truyền thống với chuyển đổi kỹ thuật số thấp, mức tăng trưởng cải thiện là thấp nhất. Kịch bản thứ hai là xuất khẩu số, các công ty nước ngoài thuê công nhân Việt Nam để xuất khẩu, dự báo chỉ cho thấy lợi ích không đáng kể.

Kịch bản thứ ba là tiêu dùng số, sẽ thúc đẩy thị trường tiêu dùng lớn của Việt Nam, nhưng các công việc hiện tại có nguy cơ bị thay thế cao hơn. Kịch bản thứ tư, chuyển đổi số trên toàn bộ các ngành công nghiệp và dịch vụ chính phủ, sẽ mang lại thêm 1,1% tăng trưởng GDP hàng năm, nhưng 38,1% công việc hiện tại sẽ có nguy cơ bị chuyển đổi hoặc gián đoạn.

Ông Andrew Sheng đánh giá: Về bản chất, Việt Nam nhận thức được rằng các ngành công nghiệp của mình có thể bị ảnh hưởng rất lớn vào biến động thế giới nếu như chỉ dựa vào khu vực nước ngoài. Việt Nam cần phải có một sự chuyển đổi số toàn diện để bắt kịp với phần còn lại của thế giới. Cần có lộ trình ưu tiên cho cơ sở hạ tầng, an ninh mạng, tăng kỹ năng và khả năng kỹ thuật số, hiện đại hóa chính phủ, kế hoạch đổi mới công nghiệp 4.0 và cải cách thuế.

Theo Hoàng An

Cùng chuyên mục
XEM