Xem tướng - đoán người, 'bi kịch' cho cuộc đời của bạn?

21/07/2015 15:23 PM | Sống

Khuôn mặt của bạn chỉ đơn thuần thuộc phạm trù thẩm mỹ mà nó còn hàm ý một vận may hoặc vận rủi. Mọi người có thể vô thức phán xét những đặc điểm trên khuôn mặt bạn mà bạn không hề hay biết.

Hãy thử tưởng tượng bạn lớn lên với một người anh em song sinh không giống bạn. hai bạn được nuôi dưỡng như nhau, chỉ số IQ bằng nhau, môi trường giáo dục như nhau, sở thích cũng giống nhau. Cả hai bạn đều thích giao tiếp, thích phiêu lưu và đều là những con người thú vị. Hai bạn tập cùng phòng gym, và ăn những thức ăn giống nhau.

Hai bạn gắn liền như hình với bóng, cả về mặt tâm lý lẫn tinh thần. Chỉ có một điểm duy nhất khác biệt: khuôn mặt. Có thể một trong hai bạn có đôi mắt to và nét mặt trẻ con đáng yêu. Nhưng người còn lại thì có gò má thô và trán gồ ghề hơn.

Những năm qua bạn nghĩ cuộc đời mình sẽ đi về đâu? Liệu bạn có sống với những lối mòn hàng ngày, hay những điểm khác biệt dù nhỏ trong diện mạo sẽ khiến cuộc đời của bạn rõ sang hướng khác?

download.png

Ngay cả những điểm khác biệt nhỏ nhất trong dung mạo cũng khiến cuộc đời hai người rẽ theo hai con đường khác nhau (Ảnh: Getty Images)

Vế thứ hai là đúng. Khi nhìn bạn, chỉ trong một tích tắc, người đối diện đã có thể nhận định rằng bạn có năng lực và đáng tin hay không, cho dù bạn là lãnh đạo hay chỉ là cấp dưới. Và những định kiến đó có thể sẽ định hình cuộc đời bạn, xác định mọi thứ từ mối quan hệ đến số tiền trong ngân hàng của bạn.

“Mặc dù chúng ta đều nghĩ mình ra quyết định một cách hợp lý, nhưng thực tế lại thường bị ảnh hưởng bởi những dấu hiệu bên ngoài,” Christopher Olivola tại đại học Carnegie Mellon cho biết. “Và diện mạo là vẻ bề ngoài, nhưng là một dấu hiệu vô cùng mạnh mẽ.”

Trong quá khứ, việc “trông mặt bắt hình dong” được coi là một khía cạnh không may của cuộc sống. Nhưng càng hiểu hơn về tác động của nó, Olivola và cộng sự càng băn khoăn không biết có nên coi nó như những loại định kiến khác hay không, và nếu có, đã đến lúc chúng ta cần hành động.

Bắt đầu từ những năm 1990, nhà kinh tế học Daniel Hamermesh đã khám phá ra rằng những người trông càng hấp dẫn càng kiếm được nhiều tiền, và kiếm được 10 – 12% nhiều hơn so với những người khác, cho dù người đó là cầu thủ bóng đá Mỹ, luật sư hoặc ngay cả đồng nghiệp của ông. Ông cho biết đây là “một suy nghĩ đáng sợ”.

Trên thực tế, một ngoại lệ duy nhất mà ông tìm ra là những tên cướp có trang bị vũ khí. “Nếu hắn có thể dọa bạn sợ đến nỗi phải đưa tiền ra, hắn sẽ không cần dùng đến vũ lực.” Thật vậy, giống một phát hiện trước đây của BBC Future, diện mạo đẹp cũng chưa hẳn đã là tấm vé vàng cho những người dân tuân thủ pháp luật. Ví dụ, một người phụ nữ đẹp có thể sẽ khó xin được những công việc cấp cao nếu người phỏng vấn nghĩ rằng vẻ đẹp đó làm giảm uy tín của cô.

10 năm trước, Alexander Todorov, đồng nghiệp của Olivola đã phám phá ra rằng trong bất cứ trường hợp nào, sự quan tâm với vẻ đẹp đã khiến chúng ta bỏ qua những định kiến khác. Anh đã yêu cầu những người tham gia khảo sát nhìn vào ảnh của các chính trị gia Mỹ đang chạy đua vào Quốc hội và Thượng viện trong vòng 1 giây, và rồi chấm điểm xem họ có “năng lực” đến đâu. Ngay cả khi xét đến các yếu tố khác như tuổi tác và độ hấp dẫn, các thành viên tham gia khảo sát đã dự đoán đúng đến 70%.

download (1).png

Vẻ bề ngoài đã bao giờ phản bội bạn? (Credit: Getty Images)

Một nghiên cứu gần đây hơn đã cho thấy kết quả tương tự, tất cả đều cho thấy cách diện mạo ảnh hưởng như thế nào tới thành công, không phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn giới tính như thế nào. Ví dụ, trông bạn càng có ưu thế bao nhiêu, bạn càng có cơ hội được tuyển vào vị trí CEO, và nhận mức lương cao hơn. Trong khi đó, các nhà khoa học yêu cầu những người trong quân đội đánh giá khuôn mặt của các sinh viên trường quân sự để xem mức độ ưu thế. Những người có điểm cao hơn thường dễ leo lên các cấp bậc cao hơn trong tương lai.

Đặc biệt, sự trung thực được cho là thể hiện khá rõ trên khuôn mặt. khi nhìn vào rất nhiều tấm ảnh, những người tham gia khảo sát hầu hết đều đồng thuận về vấn đề ai trông đáng tin nhất, và vì thế họ sẽ sẵn sàng cho người đó vay tiền. Tại tòa án, một khuôn mặt vô tội thậm chí có thể giúp bạn tránh cảnh ngục tù; và một nghiên cứu khác cũng cho thấy, những người trông đáng tin hơn thường ít phạm tội.

Tuy nhiên điều này chỉ dựa trên những báo cáo chủ quan. Làm sao để biết điều gì tạo nên nét trung thực, tài giỏi, và ưu thế trên khuôn mặt? Có một khả năng là chúng ta chỉ đơn giản phản ứng lại những biểu cảm khuôn mặt của người khác như một nụ cười tươi, một cái nhíu mày tức giận.

Không nghi ngờ gì, những điều này thực sự tạo nên sự khác biệt. Mặc dù vậy, bằng chứng vẫn cho thấy chúng ta đang dựa vào những đặc điểm có tính lâu dài hơn. ví dụ, Olivola và Todorov vừa sử dụng những tấm ảnh được thiết kế trên máy tính với những biểu cảm trung lập và loại bỏ các yếu tố khác. Bằng cách yêu cầu người tham gia đánh giá những khuôn mặt đó, và so sánh điểm đánh giá với nhiều bức ảnh khác, nhóm nghiên cứu đã có thể tạo ra những tấm ảnh kỹ thuật số chứa đựng những đặc điểm nhỏ nhất đại diện cho từng tính cách. Những tấm ảnh đó cho thấy chúng ta phản ứng với từng sự khác biệt nhỏ nhất trên toàn bộ khuôn mặt, từ hình dáng của lông mày đến cấu trúc xương cơ bản.

download (2).png

Những khuôn mặt này thể hiện ít hơn hay nhiều hơn (A) Năng lực, (B) Sự thống trị, (C) Hướng ngoại, (D) Tin cậy (Credit: Christopher Olivola, Friederike Funk, Alexander Todorov)

Chẳng ai muốn nghĩ mình là người “trông mặt bắt hình dong”, nhưng thực tế là mỗi khi gặp một người nào đó, một cách tự nhiên bạn đã đánh giá họ. Trên thực tế, Todorov đã chỉ ra rằng mỗi người chỉ cần 40 mili giây để hình thành một ấn tượng ban đầu về tính cách của người đối diện, bằng 1/10 thời gian của một cái nháy mắt. Ngay cả một đứa trẻ 3, 4 tuổi cũng đã nhận định người nào là tốt hay ích kỷ, chỉ dựa vào diện mạo bên ngoài. Đó thực sự là một thói quen của một đời người.

Jean Francois Bonnefon tại CNRS của Pháp và cộng sự mới đây đã đề nghị những người tham gia khảo sát chơi một trò chơi kinh tế, ở đó họ được phát vài euro và có thể quyết định có đầu tư vào người chơi khác hay không, và người đó có thể chọn giữ (lựa chọn thiếu trung thực) hoặc chia sẻ lợi nhuận (lựa chọn trung thực). Chỉ dựa vào một tấm ảnh, người tham gia có thể dự đoán đối thủ của mình sẽ làm theo hướng nào.

Điều này gợi nên một câu hỏi khá thú vị, “Thật khó để hiểu tại sao chúng ta lại có một dấu hiệu trên mặt như đang nói ‘đừng tin tôi’. Như BBC Future đã khám phá ra trước đó, khuôn mặt của bạn có thể cho thấy những bí mặt về mức độ hormone hay sức khỏe của hệ thống miễn dịch của bạn.

Tuy nhiên, thực tế là độ chính xác của chúng ta rất thấp nên có thể gây hại nhiều hơn lợi. "Người ta quá chú trọng vào vẻ bề ngoài mà bỏ bê những gì họ đã biết," Olivola nói. Trong những trò chơi nhằm xác định mức độ tin cậy và sự trung thực, người tham gia sẵn sàng tin tưởng một ai đó với khuôn mặt ngây thơ, ngay cả khi đã có bằng chứng xác thực rằng họ đã từng gian lận.

download (3).png

Mắt to có thể có vẻ cho thấy sự vô tội - nhưng những ấn tượng đầu tiên là lừa dối (Ảnh: Getty Images)

Không khó để thấy rằng ấn tượng đầu tiên có thể nhanh chóng dẫn bạn và người anh em sinh đôi tưởng tượng của bạn đi vào những quỹ đạo rất khác nhau. Ngoại hình của bạn có thể quyết định số phận của bạn, cho dù bạn bước vào một buổi tiệc, gặp bố mẹ vợ, tham dự một cuộc phỏng vấn việc làm hoặc đăng ký một khoản vay ngân hàng.

Đó là một vấn đề hóc búa trong thế giới siêu kết nối ngày nay, Olivola nói. "Ngày nay, với hồ sơ trực tuyến, chúng ta có thể tạo ấn tượng với một ai đó trước cả khi gặp họ." Giả sử bạn đang tuyển một trợ lý mới. Bạn có thể định xem xét CV một cách khách quan, nhưng một khi bức ảnh của họ đã gieo một hạt giống của sự thiên vị vào tâm trí của bạn, mọi thứ có thể đã quá muộn. "Nó có thể thay đổi cách chúng ta nhìn nhận các thông tin tiếp theo", ông nói. Bonnefon đồng ý. "Không thể đào tạo con người để không bị ấn tượng, đó là một hành vi tự động."

Về vấn đề này, gần đây Olivola và Todorov đã viết một bài báo cho rằng ngành tâm lý học nên bắt đầu tìm cách chống lại hội chứng “nhìn mặt bắt hình dong”. "Nếu đó là một quyết định quan trọng, tôi sẽ cấu trúc lại thông tin để hình ảnh về khuôn mặt nằm ở cuối cùng của quá trình ra quyết định," Todorov nói. "Khi chúng tôi phỏng vấn đầu vào cho các sinh viên sau đại học, tôi sẽ biết liệu mình có muốn làm việc với họ hay không trước khi gặp họ.

Thông tin quan trọng nhất là các hoạt động họ từng tham gia và lá thư giới thiệu. "Olivola thậm chí gợi ý rằng có thể phỏng vấn các ứng viên qua một màn che, mặc dù giải pháp này khá thiếu thực tế. Tuy nhiên, nhiều dàn nhạc chuyên nghiệp đã phát hiện ra rằng thử giọng khi không nhìn mặt có thể làm giảm ảnh hưởng của các định kiến khác - một nghiên cứu cho thấy cách này cải thiện đáng kể cơ hội các nhạc sĩ nữ được chọn.

Như Hamermesh lập luận trong cuốn Beauty Pays, nếu bạn có thể chứng minh rằng bạn không kiếm được nhiều tiền bằng một đồng nghiệp khác hấp dẫn hơn, thành kiến dựa trên hình thức có thể là một vấn đề pháp lý. Tuy nhiên Hamermesh cho rằng xây dựng và thực thi pháp luật tốn nhiều tiền của, trong khi có nhiều vấn đề cấp bách hơn cần giải quyết. "Câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta có muốn chi tiền vào việc bảo vệ những người có ngoại hình xấu khi mà có những nhóm người khác xứng đáng được chú ý nhiều hơn?", ông nói. Chắc chắn, không ai muốn việc “trông mặt bắt hình dong” làm lu mờ những nỗ lực của chúng ta chống lại các loại định kiến như phân biệt giới tính hay chủng tộc. (Mặc dù thực tế nó có thể thổi phồng những sự phân biệt đó khi xảy ra cùng lúc)

Dù muốn những vấn đề này được đưa vào tòa án hay không, ít nhất chúng ta nên dành thời gian để nhìn nhận sự hời hợt của mình. Không giống như hầu hết các loại định kiến, chúng ta đều vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của thói “trông mặt bắt hình dong”: tất cả chúng ta đều đánh giá người khác không công bằng, dựa trên vẻ bề ngoài của họ, và chúng ta cũng đang bị đánh giá lại. Và sự thật xấu xí đó là thứ mà chúng ta cần phải đối mặt và giải quyết.

Ngọc Diệp

Cùng chuyên mục
XEM