Vì sao chúng ta lại thở dài?

11/02/2016 10:26 AM | Sống

Mệt mỏi, buồn bã, phiền muộn, … tất cả những cảm giác này đều rất khác nhau, nhưng thở dài dường như là một cách làm chung mỗi khi bạn gặp phải những cảm giác tiêu cực đó. Vì sao chúng ta lại thở dài?

Về lý thuyết, có rất nhiều cách giải thích, nhưng không ai hoàn toàn khẳng định cách giải thích nào là đúng. Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cách giải thích, có thể trả lời câu hỏi vì sao thở dài.

Thở dài được định nghĩa là một hơi thở dài, sâu gấp đôi hơi thở bình thường. Thở dài được xem là có liên quan đến tình cảm, cảm xúc của bạn. Nó còn là một cách để kéo dãn hai lá phổi – làm phồng các phế nang, túi nhỏ trong phổi, nơi khí ô xy và carbon dioxide đi vào và ra khỏi máu.

Sự kéo dãn, làm phồng đó rất quan trọng để phổi hoạt động tốt. “Khi phế nang “xẹp”, chúng sẽ trao lại cho phổi nhiệm vụ trao đổi oxy và carbon dioxide”, Jack Feldman, nhà nghiên cứu sinh vật tại viện UCLA và là một trong những tác giả của nghiên cứ, nói. “Cách duy nhất để làm phồng chúng là thở dài, tức là một hơi thở dài và sâu gấp đôi bình thường. Nếu bạn không thở dài, phổi của bạn sẽ hỏng dần theo thời gian”.

Đó có thể là lý do tại sao não lại kích thích cơ thể bạn, để bạn phải thở dài khoảng chục lần mỗi giờ đối với con người, và thở dài thường xuyên hơn đối với loài vật. Nhưng các nhà khoa học chưa bao giờ xác định ra những tế bào thần kinh nào trong não đã kích hoạt phản xạ này.

Các nhà nghiên cứu đã quyết định tìm hiểu trung tâm hô hấp trong bộ não. Họ đã phân tích các gen trong các tế bào đó và phát hiện ra hàng trăm tế bào tạo ra một trong số hai chất hóa học cho phép chúng giao tiếp với “preBötzinger Complex” – một bó trong số vài ngàn tế bào thần kinh có nhiệm vụ điều khiển nhịp điệu và cường điệp của hơi thở.

Khi các nhà nghiên cứu tiêm các hợp chất này, còn gọi là “Nmb” hay “Grp”, vào não của chuột, họ phát hiện ra chuột đã thở dài nhiều gấp 10 lần mỗi giờ. Khi họ chặn hợp chất Nmb, chuột đã thở dài ít hơn, chỉ bằng một nửa so với bình thường, thậm chí khi bị ức chế, chuột gần như không hề thở dài. Những thay đổi này không hề làm ảnh hưởng đến sự thở bình thường của chuột.

Những mẫu hợp chất tương tự đó cũng tồn tại trong con người, và các nhà nghiên cứu tin rằng chúng cũng góp phần điều tiết việc thở dài. Nếu các bác sỹ có thể làm tăng những hợp chất này, họ có thể tăng tần suất thở dài ở các bệnh nhân gặp khó khăn về thở, và giảm nó trong những bệnh nhân gặp khó khăn về tâm lý, hay lo lắng, khiến họ thở dài quá nhiều.

Các nhà khoa học tin rằng họ đã phát hiện ra bí mật nằm sau việc thở dài của con người. Nhưng họ vẫn chưa chắc chắc về việc tình cảm, cảm xúc có tác động như thế nào đến việc thở dài. “Có thể là các tế bào thần kinh trong các khu vực não kiểm soát cảm xúc bị kích thích, và chúng dẫn đến việc con người thở dài, nhưng chúng tôi không chắc về điều đó”, Feldman nói.

Những nghiên cứu khác về mặt tâm lý của việc thở dài đã từng kết luận rằng thở dài có thể được dùng để biểu thị cảm xúc của chúng ta, hoặc có thể thở dài như một “nút reset”, khởi động lại hệ hô hấp. Các nhà nghiên cứu hy vọng việc hiểu rõ những điều này có thể cần thiết và giúp điều trị cho các bệnh nhân hô hấp.

Theo Bảo Bình

Cùng chuyên mục
XEM