Sự thực về "Dội xô nước đá lên đầu": Hoàn toàn vô nghĩa, kể cả với người Mỹ?

27/08/2014 12:28 PM | Sống

Thử thách "Dội xô nước đá" trở thành hiện tượng và đang giúp Hiệp hội ALS quyên góp về 100 triệu USD. Mặc dù vậy, theo Felix Salmon quyên góp cho tổ chức này gần như là vô nghĩa.

Nội dung nổi bật:

Thử thách "Dội xô nước đá" trở thành hiện tượng và đang giúp Hiệp hội ALS quyên góp về 100 triệu USD. Mặc dù vậy, theo Felix Salmon quyên góp cho tổ chức này gần như là vô nghĩa.

Tổ chức ALS sẽ làm gì với số tiền họ thu về?

- Hỗ trợ người bị ALS: Không. Hiệp hội ALS không giúp người mắc bệnh mà họ chỉ tập trung vào khoa học để tìm ra phương pháp chữa.

- Nghiên cứu: 30 năm kể từ người ta phát hiện ra căn bệnh và vẫn chưa có một tín hiệu khả quan để tìm biện pháp chữa. Việc nghiên cứu cũng đòi hỏi chu cấp tiền đều đặn từ năm này qua năm khác thay vì 1 "cục tiền".

- Cảnh báo: Vô ích. Bạn sẽ chẳng làm được gì khi biết về ALS

- ALS là bệnh hiếm, tại sao lại nâng nó lên thành trọng tâm từ thiện quốc gia?

- Kết quả: Số tiền 100 triệu USD sẽ nằm gọn trong bảng cân đối kế toán của Hiệp hội ALS và chẳng thể dùng ngay vào việc gì.

- Số tiền quyên góp được, đơn thuần chỉ là chảy từ quỹ từ thiện này sang quỹ từ thiện khác. Ứớc tính nếu ALS thu được 100 triệu USD, các tổ chức từ thiện khác đã mất đi 50 triệu USD.


Thử thách dội xô nước đá lên đầu bắt đầu từ tháng 7, và tính tới thời điểm hiện tại, nó đã trở thành một hiện tượng trên phạm vi thế giới. Chiến dịch này đã giúp quyên góp được 5,7 triệu USD tiền từ thiện chỉ trong vòng 2 tuần từ 29/7 đến 13/8. Rất nhiều người nổi tiếng, từ Ethel Kennedy tới Justin Timberlake cũng tham gia vào trò chơi này.

Ngày tiếp theo, tổng số tiền quyên góp được đã lên tới 7,6 triệu USD, tăng tới 1,9 triệu USD chỉ trong vòng 24 giờ. Thậm chí, đó mới chỉ là sự khởi đầu. Tới ngày 15/8, 9,5 triệu USD đã được quyên góp. Và đến ngày 22/8, nó đã lên tới 53,3 triệu USD, tăng 11,5 triệu USD chỉ sau một ngày. Đến thời điểm ngày 24/8, con số này là 70,2 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng khủng khiếp và chưa có dấu hiệu thoái trào, con số 100 triệu USD đang tới rất gần.

alstotalamountpledged

Số tiền thu về từ Thử thách xô nước đá sẽ sớm vượt qua 100 triệu USD

Số tiền quyền góp thu về cho thấy những tác động to lớn của tiếp thị lan tỏa. Bất chấp có hàng tá người nghĩ rằng việc đem xô nước đá đổ lên đầu là hành động ngu ngốc, thì nó cũng đã giúp Hiệp hội ALS quyên góp được rất nhiều tiền cho 12.000 người Mỹ đang mắc chứng bệnh ALS (căn bệnh làm giảm chức năng vận động thần kinh), cho gia đình họ và cho các thế hệ sau.

Về bài học truyền thông, có lẽ Thử thác xô nước đá để lại rất nhiều điều thú vị. Tuy nhiên, xét về mặt từ thiện thì chưa chắc.

Felix Salmon, biên tập viên tại Fusion cho rằng, việc quyên góp tiền cho một tổ chức từ thiện nghiên cứu một loại bệnh cụ thể là hành động "kỳ quặc" và kém hiệu quả. 

Tổ chức ALS sẽ làm gì với số tiền họ thu về? 

ALS chưa đả động gì về điều này. Hoạt động chính của tổ chức trên tập trung vào khoa học. Họ tài trợ cho nghiên cứu bệnh tật và các biện pháp chữa trị. Mặc dù vậy, căn bệnh ALS không dễ đối phó. Sau 30 năm nghiên cứu, người ta chưa thể tìm ra một phương thức khả dĩ để chữa trị căn bệnh này. 

Và cũng chẳng có lý do đặc biệt gì để tin là các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra nếu nhận được thêm 100 triệu USD. Kể cả khi một triệu người Mỹ quyên góp 100 USD/mỗi người (thay vì 10 USD và đổ xô nước đá lên đầu) cho ALS, một kết quả tích cực thực sự cho các bệnh nhân ALS cũng sẽ chẳng đáng kể gì. 

Một yếu tố nữa có thể thấy, đó là dù số tiền quyên góp được là rất lớn, nhưng không có nghĩa là tổng số tiền quyên góp cho mục đích từ thiện sẽ tăng lên. Nó chỉ đơn thuần chuyển từ quỹ từ thiện này sang quỹ từ thiện khác. William MacAskill đã ước tính khoảng 50% số tiền từ thiện giành cho ALS thực ra lại chạy từ túi của các quỹ từ thiện khác. Vì vậy, cần phải đặt câu hỏi: "Có tốt hơn không, khi Hiệp hội ALS gây quỹ được 100 triệu USD, và các quỹ từ thiện khác thì mất đi 50 triệu USD?"

Tôi e rằng câu trả lời là không. Vì sao?

Nghiên cứu y học đặc biệt là nghiên cứu giai đoạn đầu của những căn bệnh giống ALS, là một nghiên cứu rất dài hơi. Bạn phải chu cấp cho việc nghiên cứu khoa học từ năm này qua năm khác. Việc cung cấp một khoản tiền khổng lồ trong thời gian ngắn sau đó bỏ đi không những không tốt mà còn gây hại.

Kết quả là, hầu hết số tiền quyên góp được sẽ chỉ đơn giản là nằm trong bảng cân đối kế toán của Hiệp hội ALS, có thể nhận được ít lãi suất hàng năm, và được cung cấp một cách chậm chạp từ năm này qua năm khác.

Có thể so sánh, việc đưa tiền cho Hiệp hội ALS cũng chẳng khá hơn việc bạn đưa tiền cho Havard. Thay vì được mang ra sử dụng ngay và đem lại hiệu quả, số tiền này lại phải để dành. Có thể, Hiệp hội ALS sẽ treo một giải thưởng như: 50 triệu USD cho người đầu tiên tìm ra phương thức chữa trị bệnh ALS. Điều này cũng kém hiệu quả, bởi chẳng mấy ai đi bắt đầu một dự án khoa học chỉ vì được treo thưởng lớn.

Hơn nữa, những công trình nghiên cứu cần phải được chu cấp tài chính liên tục. Điều này dẫn tới một quan điểm nữa: Những nghiên cứu y tế cần được phối hợp hợp lý, ở cấp độ quốc gia, thông qua Viện Y tế quốc gia, hay thậm chí ở cấp độ toàn cầu. Việc đưa nó cho một tổ chức từ thiện rất hiếm khi tiếp cận được các nguồn lực y tế.

Trong khi đó, có hàng nghìn tổ chức từ thiện khác có thể thực sự dùng số tiền đang chảy vào túi ALS, để gúp thế giới tốt đẹp hơn. Những trung tâm dịch tễ, chữa bệnh trên toàn thế giới, những tổ chức về giáo dục, nước sạch, giải cứu động vật, hay đơn giản đó là "phát tiền cho người nghèo". Tất cả những trường hợp trên, người ta đều thấy những hiệu ứng tích cực từ việc quyên góp.

Tất nhiên, không phải tất cả các hoạt động từ thiện đều rõ ràng, hay cần những phần hồi tích cực ngay lập tức. Nhưng nếu có nhiều việc tốt được làm trong ngắn hạn, người ta càng mong chờ những điều tương tự trong dài hạn. Tôi không nghĩ Hiệp hội ALS có thể làm được điều này.

Trong số những chiến dịch từ thiện bất ngờ trở thành hiện tượng lan tỏa, ALS có lẽ là một trong những chiến dịch tệ nhất. 

Với tất cả số tiền quyên góp được, một hiệu ứng lớn hơn sau "Thử thách xô nước đá" có lẽ là "nhận thức". Mặc dù vậy, nhận thức về ALS chẳng đem lại điều gì cho mọi người. Biết về ALS không giúp bạn phòng tránh được nó. Quan trọng hơn, số tiền quyên góp được cũng không dùng để giúp những người mắc bệnh, bởi Hiệp hội ALS chỉ tập trung vào việc nghiên cứu.

Nếu bạn nghĩ cần phải làm điều gì đó tốt đẹp cho những người bị thoái hóa thần kinh, sau không nghĩ tới số lượng lớn những người bị bệnh đa xơ cứng đã? Như đã nói ở trên, ALS là căn bệnh cực hiếm. ước tính mỗi năm có 5,600 ca mới về căn bệnh này - thế thì hơi lạ khi biến nó trở thành trọng tâm từ thiện của quốc gia. Giúp một tổ chức từ thiện nhận được món lợi bất ngờ thường không đem lại những kết quả tích cực. Vì vậy, có lẽ đến lúc chúng ta nên tạm dừng quan tâm tới chiến dịch của Hiệp hội ALS, và quan tâm tới những hoạt động từ thiện tích cực hơn.

>> 4 bài học marketing từ thử thác xô nước đá

Hoàng Vân

dungtq

Cùng chuyên mục
XEM