Muốn biết một người có đang nói dối hay không, hãy nhìn vào đôi bàn tay

14/12/2015 11:03 AM | Sống

Một nghiên cứu của Đại học Michigan cho thấy rằng những kẻ nói dối có thể nhìn vào mắt người hỏi họ nhiều hơn so với những người trung thực.

Bạn trông chờ vào việc phát hiện ra một người nói dối bắng cách giao tiếp bằng mắt. Nhưng một nghiên cứu của Đại học Michigan cho thấy rằng có thể phát hiện ra những kẻ nói dối thông qua cử động của hai bàn tay.

Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp 118 video clip thí nghiệm được công bố để quan sát ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ của những người không trung thực trong dự án phi lợi nhuận Innocence, để tìm ra những trường hợp người dân vô tội bị bỏ tù oan.

Những người nói dối được tìm thấy nhiều khả năng có cử động tay, giao tiếp bằng ánh mắt mạnh mẽ và vẻ mặt cau có.

Khi các nhà nghiên cứu ghi chép lại các âm thanh, họ cũng phát hiện ra rằng người nói dối có nhiều khả năng để nói từ "um" và sử dụng đại từ đó tách mình khỏi hành động, chẳng hạn như "ông" hay "bà" thay vì "tôi" hay "chúng tôi."

Phân tích về cử chỉ cũng chỉ ra rằng một số người trong clip đang nói sự thật, nhưng mức độ thấp hơn: 25% những người trung thực ít ra dấu hiệu bằng tay, so với con số 40% của những kẻ nói dối. Sáu mươi phần trăm những người trung thực, nhìn thẳng vào người hỏi, so với 70% của những kẻ nói dối.

Bản chất thực sự của cuộc điều tra của cũng quan trọng trong việc nghiên cứu, Rada Mihalcea, giáo sư khoa học máy tính và là người đồng đứng đầu dự án cho biết. Cô nói thêm:

"Trong các thí nghiệm, rất khó để tạo ra một khung cảnh thúc đẩy con người thực sự nói dối. Các tranh luận, tranh cãi không đủ cao trào. Khác với trong thế giới thực, một người có ý định nói dối sẽ ẩn chứa động cơ thực sự."

Khi các nhà nghiên cứu biên soạn tất cả các dữ liệu vào phần mềm máy tính, kết quả xác định được được với độ chính xác 75% những người đang nói dối. Trong khi con người chỉ đoán đúng 50%.

Các nhà nghiên cứu tin rằng công việc của họ có thể có ích cho các nhân viên an ninh và bồi thẩm đoàn, nhưng tất nhiên đây cũng chỉ là cảnh báo mang tính dự đoán. Nó cũng không thể biết chắc chắn liệu các phán quyết tòa án là đúng và nếu "kẻ nói dối" đó có chắc chắn là không trung thực hay không.

Đây là vấn đề chung đối với tất cả các phương pháp phát hiện nói dối, như bài kiểm tra Polygraph đo lường áp lực khi trả lời những câu hỏi cũng có kết quả khác nhau. Mặc dù chúng có khoảng 85% độ chính xác khi kiểm tra người phạm tội, một số xét nghiệm nói dối chỉ có 56% độ chính xác cho người dân vô tội.

Sự thật là, tất cả chúng ta cư xử hơi khác nhau khi chúng ta không trung thực và không có dấu hiệu dứt khoát để vạch trần tất cả những kẻ nói dối. Nhưng nghiên cứu của Đại học Michigan có thể giúp xây dựng nét phác họa tương đối về cách cư xử không trung thực.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM