Lời khuyên cho những bà mẹ muốn làm doanh nhân

05/11/2012 09:37 AM | Sống

Những người mẹ muốn kinh doanh đều có khả năng và niềm say mê, hứng khởi nhưng họ lại nghĩ quá nhiều và lo lắng cho những rủi ro trong tương lai.

Điều hay ho khi làm chủ một doanh nghiệp là bạn xác đinh được con đường của riêng mình. Chính điều đó tạo ra sự lựa chọn hấp dẫn cho các bà mẹ tham gia trở lại lực lượng lao động và những người trông chờ được thay đổi nghề nghiệp.

Những người mẹ muốn kinh doanh đều có khả năng và niềm say mê, hứng khởi nhưng họ lại cũng cảm thấy bị lấn lướt. Họ nghĩ quá nhiều và lo lắng cho những rủi ro trong tương lai. Dưới đây là cách những bà mẹ muốn kinh doanh có thể biến lý thuyết thành thực tế với 6 bước đầu tiên.

1. Chuẩn bị cho gia đình

Đây là một việc lớn cần làm. Khi lịch trình và sự tập trung của bà mẹ thay đổi, mọi người cũng phải chạy theo chương trình ấy.

Bạn vẫn có thể là một giám đốc điều hành tại nhà nhưng bạn sẽ phải sử dụng các vật dụng trong nhà theo cách khác. Đừng đánh giá thấp sự chống cự bạn sẽ gặp phải từ chồng con. Nhiệm vụ chính của bạn là làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn mới là nhiều điều mà họ quan tâm. Vì thế hãy bắt đầu bàn giao công việc nhà phù hợp với lứa tuổi cho chồng và con bạn. Hàng ngày, ai cũng phải làm việc

2. Lập danh sách

Những doanh nhân thành công là những người vô cùng thực tế. Năm 2009, Collleen Phelps thành lập câu lạc bộ chạy Strives dành cho các nữ sinh. Đó là một câu lạc bộ có lợi nhuận đào tạo các học sinh nữ từ lớp 4 đến lớp 6 hoàn thành quãng đường chạy dài 5km. Câu lạc bộ đã phát triển từ 20 lên tới 180 học viên trong vòng 3 năm. Và kế hoạch của câu lạc bộ là phát triển lên con số gấp đôi.

Một trong những rào cản ngay từ đầu là việc Colleen lần đầu làm kinh doanh mà không có kinh nghiệm hướng dẫn hay bất cứ đào tạo điền kinh chính qui nào. Cô lo lắng những lỗ hổng đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng thành công của mình. Colleen đã lập ra một danh sách giúp cô lấp đầy những chỗ trống ấy trong khi điều hành kinh doanh. Cô đánh giá những gì cô có thể giao lại cho người khác và những gì cô cần phải biết. Với việc chuyển những khó khăn thành danh sách những việc cần làm, cô đã có thể bỏ đi những lo lắng về chúng. Cô vẫn tiếp tục sử dụng cách này để giả quyết những khó khăn về sau.

3. Đừng mạo hiểm với những thứ bạn chưa sẵn sàng đánh đổi

Trước khi Colleen khởi đầu Strivers, cô ấy đã có một cái nhìn nghiêm túc về sự khao khát mạo hiểm. “Đầu tư ban đầu lớn nhất của tôi chính là thời gian”. Hãy suy nghĩ và quyết định bạn sẵn sàng mất đi và đánh đổi bao nhiêu thời gian cùng tiền bạc và thường xuyên xem lại quyết định ấy. Sự khát khao mạo hiểm của bạn có thể thay đổi khi sự tự tin trong kinh doanh có những nét đổi khác.

4. Chỉ tập trung vào những điều quan trọng

Bạn có thể dễ dàng lập ra một danh sách với hàng nghìn thứ bạn cần làm cho công việc kinh doanh. Nhưng đừng làm như vậy. Hãy dành thời gian vào những việc chứng tỏ giá trị chào hàng của doanh nghiệp mà bạn đứng đầu.

Bạn có một doanh nghiệp thương mại điện tử? Hãy dành thời gian làm cho trang web của bạn trực quan và hấp dẫn. Bạn có một doanh nghiệp dịch vụ cảm ứng cao? Hãy tập trung thời gian vào kinh nghiệm của khách hàng. Colleen đầu tư phần lớn thời gian của cô ấy để hoàn thiện kinh nghiệm của những ngườ chạy. Cô luôn đánh giá và xem xét kinh nghiệm mà các học viên có được để đảm bảo rằng họ gặt hái được những lợi ích của chương trình.

5. Thu hút khách hàng ngay từ đầu

Trước khi Colleen khởi đầu với Strivers, cô bắt đầu thử nghiệm ý tưởng với một số khách hàng mục tiêu. Cô nghĩ rằng Strivers sẽ là cách để cung cấp nhiều sự lựa chọn về thể thao hơn cho các cô gái vào mùa thu. Colleen không giới thiệu những gì cô bán mà cô nói về sự lựa chọn thể thao với những người mẹ khác và con gái họ khi đưa cô đón con ở trường hay đưa con đi chơi hoặc ở bất cứ nơi nào cô có thể.

Đừng lo lắng nếu những thảo luận ấy không thể diễn ra. Hãy tham gia các phòng chat hay những diễn đàn trực tuyến thường xuyên với các khách hàng tiềm năng. Đăng những câu hỏi liên quan tới giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đưa ra, thậm chí là đầu vào của các sản phẩm đó. Địa điểm và cách thức tiếp cận khách hàng không phải là điều quan trọng mà vấn đề là bạn nên chủ động tiếp cận chứ không phải thụ động ngồi chờ.

6. Xây dựng một cộng đồng tuyên truyền

Khi bạn tiếp cận mọi người, đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra? Ngoài việc giúp họ có những hiểu biết, bạn cũng phải xây dựng sự đầu tư của họ cho sản phẩm của bạn. Điều này giúp bạn lấy được sự trung thành và lòng nhiệt tình của họ. Những gia đình hiện tại và cựu học viên là những nhà tiếp thị lớn nhất của Colleen. Khách hàng cũng biết tới câu lạc bộ qua các bài đăng trên Facebook hoặc Twitter hay là qua cách truyền miệng quen thuộc từ những người bạn trong khu xóm. Colleen gần như hiếm khi phải tự đi tiếp thị.

Những bà mẹ như bạn có thể bắt đầu kinh doanh thành công và chắc chắn là bạn có thể. Hãy bắt đầu với 6 bước trên và không gì có thể gây trở ngại cho bạn.

Phong Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM