Liệu pháp đơn giản này sẽ giúp bạn tránh được nhiều bệnh trong mùa lạnh

14/03/2016 19:03 PM | Sống

Có nhiều căn bệnh khác nhau đều bắt đầu từ việc để lạnh chân.

Bàn chân là nơi lạnh nhất trên cơ thể và theo Đông y, chân lạnh thì cả cơ thể chúng ta đều bị lạnh. Đó là do thận và hệ thống kinh mạch đều bắt nguồn từ bàn chân. Nhưng do khoảng cách từ tim tới bàn chân là xa nhất nên máu phải trải qua một cuộc hành trình tương đối dài để tới được bàn chân.

Và thường do không đủ nguồn cung cấp máu nên bàn chân là bộ phận lạnh nhất trên cơ thể.

Tuy nhiên, đi tất khi ngủ lại không phải là một phương pháp tốt.

Trời lạnh và do bàn chân lạnh nên nhiều người thường đi cả tất (vớ) lên giường khi ngủ nhưng đây không phải là một cách hiệu quả để giữ ấm chân.

Bạn thử nghĩ xem nếu chúng ta mang tất cả ngày, chân không thoáng đã cảm thấy rất bí và ngột ngạt. Sau đó tiếp tục mang tất đi ngủ vào ban đêm, thậm chí nếu chúng ta có thể cảm thấy ấm áp đi nữa thì cũng vì bàn chân bị bí nên dẫn tới hiện tượng nóng và ẩm, thúc đẩy phát triển của nấm, gây ngứa ngáy và khó chịu.

Vì thế khi đi ngủ nên cởi bỏ tất (vớ) để đôi chân đươc thông thoáng tốt cho lưu thông máu.

Vậy làm thế nào nếu chân bị lạnh?

Bạn có thể làm theo liệu pháp sau của người Trung Quốc. Liệu pháp đơn giản và vô cùng kinh tế này sẽ giúp bạn giữ ấm chân trong những ngày thời tiết lạnh giá.

Ngâm chân

Vào mùa đông tiết trời lạnh các mạch máu chân bị hẹp lại, lưu thông máu bị cản trở và kém hơn có thể dẫn tới rối loạn tuần hoàn máu, dẫn tới nhiều loại bệnh.

Hơn nữa theo các nhà Đông y, bàn chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể.

Dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo ra kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não. Và biện pháp này có hiệu quả hơn việc mang tất rất nhiều lần.

Thời gian ngâm

Nếu bạn có nhiều thời gian, đặc biệt là người già, thời gian ngâm tốt nhất là khoảng 4-5 giờ chiều. Lúc này bàng quang và thận hoạt động hiệu quả nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm vào tầm 9 giờ tối, rất tốt cho thận.

Cử động bàn chân trong khoảng 10-15 phút sẽ giúp điều chỉnh lưu lượng máu, hết mệt mỏi, tăng sự thèm ăn, giảm triệu chứng mất ngủ, giảm suy nhược cơ thể, giảm đau khớp, đau lưng, đau dạ dày và các bệnh khác có thể cải thiện thông qua bàn chân.

Nhiệt độ nước

Khi bắt đầu ngâm nên dùng nước ấm vừa phải sau đó có thể thêm nước nóng. Nhiệt độ không nên quá cao, dao động trong khoảng 40 độ C.

Mực nước

Tùy theo kích thước đồ dùng ngâm chân mà bạn có thể ngâm qua mắt cá tầm 10- 15 cm hoặc cao tới dưới đầu gối.

Có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước muối và thả vài lát gừng vào ngâm để tăng hiệu quả. Ngâm chân mà cảm thấy cơ thể toát mồ hôi là tốt nhất vì lúc đó cơ thể đã tự đào thải chất độc.

Nên ngâm chân bằng thùng gỗ vì nó giúp hấp thu các thuốc này tốt hơn. Sau khi ngâm chân có thể mát xa chân nhẹ nhàng.

Công thức ngâm chân

1. Ngâm với gừng tươi

Dùng dao thái lát mỏng gừng có thể dùng thêm cánh hoa rum nếu muốn. Dùng vải thưa bọc lại và thêm một chút muối sau đó thả vào nước ấm.

Tác dụng: Tán hàn bổ dương.

2. Cánh hoa rum khô

Bạn có thê đến các nhà thuốc để mua một hoặc hai lạng cánh hoa rum khô sau đó chia thành 10 phần. Mối lần ngâm chân lấy 1 phần bọc trong vải sạch và đun sôi nước. Để nguội bớt thì ngâm chân với một chút muối. Nên ngâm ngập qua mắt cá chân.

Tác dụng: Tăng tuần hoàn máu và điều trị đau lưng.

3. Ngâm chân với lá ngải

Dùng lá ngải đun sôi sau đó xông chân trước. Sau khi nguội còn khoảng 40 – 50 độ bạn có thể ngâm chân.

Tác dụng: Chữa các bệnh về đường hô hấp.

Lưu ý:

Để có tác dụng tốt nhất nên kết hợp ngâm chân và mát xa nhẹ nhàng gan bàn chân. Nên làm hằng ngày.

Những người có bệnh thận hoặc có tiền sử mắc các bệnh liên quan tới thận cần nếu ngâm chân vào nước muối, cần phải tham khảo ý kiến các bác sỹ Đông y. Ngoài ra, trước bữa ăn, trong vòng 1 giờ sau khi ăn cũng không nên ngâm chân.

Thụy Dương

Cùng chuyên mục
XEM