Ebola có thể gây đại họa lên đời sống hoang dã ở Châu Phi

06/11/2014 11:10 AM | Sống

Đại dịch Ebola đang hoành hành ở khu vực Tây Phi đang gây ra những hậu quả khủng khiếp lên nền du lịch của toàn châu lục. Nạn săn bắn trộm động vật hoang dã đang bùng phát và đời sống hoang dã đang bị đe doạ.

Tại vùng Tây Phi, khoảng cách từ Nairobi đến vùng trung tâm dịch Ebola là 3,301 dặm (tương đương 5,312km). Khoảng cách này còn xa hơn khi đi từ Liberia và hơn cả từ London, Paris, Madrid và Rome, tuy nhiên đất nước Kenya lại đang hứng chịu một cuộc suy thoái lớn trong ngành du lịch.

Các trại tham quan hoàn toàn vắng người, các nhân viên đều đã được đưa về nhà, và đời sống hoang dã đang lâm nguy, đó là bởi vì Kenya không phải đang đối mặt với 1 trường hợp nhiễm virus như là Hoa Kỳ. Thật ra, hiện tại không có bất kỳ chuyến bay trực tiếp từ vùng đại dịch Ebola đến Nairobi (hành khách buộc phải chuyển tiếp tại Châu Âu và Hoa Kỳ), và tại nơi đây các bệnh viện lớn không được trang bị để đối phó với bệnh tật một cách hiệu quả như ở Mỹ.

Hơn nữa, mặc dù các số liệu thống kê chi tiết ở hiện tại từ ổ dịch có thể chưa thật chính xác, nhưng số lượng du khách liên tục giảm và không chỉ riêng ở Kenya, mà cả toàn bộ vùng cận sa mạc Sahara đang gánh chịu sự sụt giảm số lượng du khách đến từ Bắc Mỹ và Châu Á.

Theo kết quả khảo sát được thực hiện trên trang Safaribookings.com, được khảo sát trên hơn 500 người trên toàn châu lục, hơn 50% trong số đó nói rằng họ đã huỷ bỏ các chuyến đi vì e ngại dịch Ebola, và 69% người tham gia khảo sát nhận thấy một sự suy giảm đáng báo động trong việc đặt tour du lịch trong tương lai.

Tuy nhiên, quan trọng hơn việc suy thoái nguồn thu ngoại tệ từ du lịch, chính là sự ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động bảo tồn đời sống hoang dữ từ nền kinh tế yếu kém, càng ít du khách đồng nghĩa với việc quỹ bảo tồn và tiền lương cho nhân viên sẽ bị thâm hụt. Đại dịch Ebola đã tạo ra một làn sóng săn trộm ở Đông và Nam Phi, nơi có sự liên kết trực tiếp và rõ ràng giữa nguồn tiền thu từ du lịch và hoạt động bảo tồn.

Ông Jake Grieves-Cook, người điều hành các trại tham quan Porini và là chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội du lịch Kenya, giải thích: “Kinh phí cho hoạt động bảo tồn được sử dụng trực tiếp cho khu vực bảo tồn và để trả lương cho nhân viên. Nếu không có khách du lịch, chắc chắn không đủ chi phí để chi trả cho các hoạt động này.”

Ông Jake Grieves-Cook, chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội du lịch Kenya

Ông Jake Grieves-Cook, chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội du lịch Kenya

Tại nhiều khu vực trên toàn châu Phi, giá trị mang lại từ nguồn vốn dành cho hoạt động bảo tồn đời sống hoang dã vẫn đang đương đầu với lợi nhuận mà một khu đất có thể mang lại qua việc trồng trọt hoặc chăn nuôi.

“Nếu thu nhập từ các chương trình tham quan hoang dã không giúp cho nền kinh tế nội địa khá hơn, và người dân địa phương không kiếm được tiền như họ đã được hứa, thì họ sẽ biến các vùng đất thành vùng trồng trọt. Và một khi các vùng đất dược sử dụng cho hoạt động nông nghiệp thì sẽ không còn cách nào để quay lại.” theo lời ông Colin Bell, một nhà bảo tồn nổi tiếng, người đồng sáng lập chương trình bảo tồn Wilderness Safaris và Great Plains, và là đồng tác giả tập sách ảnh Africa’s Finest.

“Một khi mục đích sử dụng của vùng đất thay đổi, động vật hoang dã không thể di trú đến nên nào khác bởi vì số lượng của chúng quá đông – và chúng sẽ chết” – ông Grieves-Cook nói thêm.

Nhà bảo tổn môi trường hoang dã Colin Bell – nguồn: africasfinest.co.za

Nhà bảo tổn môi trường hoang dã Colin Bell – nguồn: africasfinest.co.za

Khẩn cấp hơn việc xem lại mục đích của đất trồng và tình trạng quá tải của động vật đó là sự gia tăng có hệ thống của nạn săn trộm xảy ra khi nguồn thu từ du lịch trở nên thảm hại. Ông Grieves-Cock đã dẫn chứng 10 con voi đã chết gần trong phạm vi quản lý của ông trong suốt thời gian qua; đơn thuần là nạn cướp bóc ngày càng tăng kể từ khi dịch Ebola bùng phát.

Ông Ashish Sanghrajka, chủ tịch của Big Five Tours & Expeditions giải thích: “Việc gia tăng của nạn săn trộm xảy ra khi những người sống nhờ vào hoạt động du lịch phải tìm một cách khác để tồn tại. Buồn thay, cách kiếm tiền nhanh nhất lại là cách săn trộm cái loài động vật, đặc biệt là voi và tê giác, và điều đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ sinh thái.”

Ông Luca Belpietro, nhà sáng lập Campu ya Kanzi và Maasai Wilderness Conservation Trust, cho biết: “Có 2 loại săn trộm khi nguồn vốn từ du lịch bị thiếu hụt. Săn trộm nhỏ là người người dân địa phương đi săn để tự nuôi sống trong giai đoạn khủng hoảng, và một loại khác là những bọn săn trộm chuyên nghiệp, là những kẻ đi săn vì ngà voi.”

Du lịch hoang dã ở Châu Phi

Du lịch hoang dã ở Châu Phi

Belpietro là một trong những người quản lý trại tham quan của Châu Phi, ông hiểu mối quan hệ tế nhị giữa những kẻ săn trộm và những nỗ lực bảo tồn đời sống hoang dã. Chính vì thế ông đã sử dụng và đào tạo những người từng săn trộm như Temula Moko để làm việc như là những nhân viên kiểm lâm bảo vệ động vật hoang dã thay vì phải đi thu hoạch để đổi lấy thực phẩm và hàng hoá.

“Nhờ vào đời sống hoang dã mà tôi đã có thu nhập hàng tháng, các con của tôi đã được đến trường đi học, và vợ tôi có thể đến bác sĩ để khám bệnh,” anh Moko giãi bày. “Động vật hoang dã sẽ có giá trị hơn rất nhiều khi chúng còn sống hơn là khi bị giết chết. Tôi sẽ không bao giờ quay lại nghề săn trộm nữa.”

Rủi thay, quan điểm của anh Moko không phản ảnh hết các ý kiến của những người đã từng hành nghề săn trộm. Ông Belpietro cho biết thêm: “Khi các trại tham quan hoang dã không có thu nhập để trả lương cho nhân viên, thì một người thất nghiệp buộc phải tìm cách nuôi sống bản thân và gia đình, và anh ta dễ quay lại con đường săn trộm. Thật ra, các thống kê chỉ ra rằng khi những người làm công theo mùa mất việc, thì nạn săn bắt sẽ nổi lên ngay lập tức.”

Ông Sanghrajka trích dẫn một nghiên cứu toàn diện của National Geographic đã chỉ ra rằng sự suy giảm nạn săn trộm là kết quả từ các nỗ lực gây quỹ bảo tồn từ du lịch trong các quốc gia ở Châu Phi so với đời sống hoang dã ít được kiểm soát tại các quốc gia chưa phát triển cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tại vùng Tây Phi, 84% con voi đã bị giết chết bởi hoạt động săn bắt bất hợp pháp, trong khi tỉ lệ này ở 2 khu vực đông dân hơn là Đông Phi với 59% và Nam Phi là 51%.

Mặc cho sự đe doạ của dịch Ebola thực sự chỉ ở khu vực Tây Phi, nhưng sự sụt giảm về du lịch lại xảy ra trên toàn bộ châu lục, các thống kê đã cho thấy vấn đề săn trộm ở Đông và Nam Phi đã tăng một cách nhanh chóng.

Ông Bell cho rằng: “Ngay bây giờ, Nam Phi không phải gánh chịu khó khăn trong nửa năm đầu vì được lợi ích từ việc giảm tỉ giá đồng rand”. Có trụ sở tại Cape Town, Bell đã chứng kiến sự mất giá của đồng nội tệ và đây như là một dấu hiệu tốt cho ngành công nghiệp du lịch, điều đó có thể thu hút nhiều du khách hơn bình thường, “song việc đặt chỗ cho các tour trong năm tiếp theo đang trên đà suy giảm nhanh,” Bell nói thêm.

“Nam Phi có đủ điều kiện để đối phó với cơn bão Ebola nếu vấn đề được xem xét một cách nhanh chóng,” Bell nói tiếp – tuy nhiên, tình hình ở Đông Phi lại nghiêm trọng hơn.

“Triển vọng về du lịch ở Kenya trong 8 tháng tiếp theo hoàn toàn ảm đạm đến kinh ngạc,” phát biểu bởi Gerard Beaton, Quản lý các trại tham quan ở Kenya của Asilia Africa. Quốc gia này đã phải chịu sự suy giảm đến 30% lượng du khách trong năm nay, theo Calvin Cottar của Ban du lịch hoang dã Cottar. Ông cho rằng hầu hết sự mệt mỏi của du khách đến từ cuộc tấn công ở Westgate và kéo theo khủng bố vào cuối năm 2013. “Sự đe doạ của Ebola đã giảm các xác nhận cho năm sau qua việc tăng thêm 20%”, Cottar nói.

Nhưng sự suy giảm về số lượng có nguyên nhân do Ebola không chỉ đơn thuần là một cú đấm vào ngành công nghiệp du lịch vốn đang khó khăn của Kenya, thực tế nó còn có thể nhóm lên một ngọn lửa địa chính trị có thể phá huỷ số lượng động vật hoang dã của cả nước.

Ngoài mối liên hệ không thể tách rời giữa số lượng du khách và quỹ bảo tồn, các vùng đất thuộc các bộ lạc của Kenya, đặc biệt là vùng đồng bằng quanh khu bảo tồn Maasai Mara, đã tạo nên một câu chuyệt phức tạp cho các hoạt động cống hiến sau này nhằm gìn giữ các động vật hoang dã.

Trái tim của Mara, nơi mà Bell đã mô tả như là “Công viên lớn nhất của Châu Phi”, là một vùng rộng lớn được bảo vệ bởi chính phủ quanh biên giới Tanzanian. Nổi lên từ bộ phim Cuộc Đại Di Trú, hàng ngàn mẫu đất xung quanh nó là vùng đất tư nhân đã được phân chia giữa các gia tôc Maasai trong vài thập kỷ trước.

Bản đồ khu vực bảo tồn Maasai Mara

Bản đồ khu vực bảo tồn Maasai Mara

Trong ngăm 2006, nhiều đơn vị bảo tồn hoang dã mới đã tiến hành đàm phán với những người có quyền để mua lại hàng trăm khu vực và hình thành nên khu bảo tồn liên hợp Mara. “Nó được hình thành từ 1 khu bảo tồn với 23,000 mẫu, và tới nay đã có 16 khu bảo tồn với diện tích trên 300,000 mẫu,” lời chia sẻ này của Beaton, người đã tiên phong trong việc tạo nên khu bảo tồn Naboisho, một trong những khu vực bảo tồn lớn nhất.

Ngày nay, tổng diện tích của các khu vực bảo tồn đã tăng gấp đôi diện tích các khu vực dành riêng cho động vật hoang dã, và mặc dù trên bản đồ còn nhiều biên giới đan xen nhưng nó được xem như là một vùng bảo tồn thống nhất được quản lý bởi nhiều đơn vị khác nhau.

Tuy nhiên cách thức thực hiện bảo tồn của Kenya – quản lý đời sống hoang dã thực hiện trước tiên từ vùng biên giới Châu Phi – vẫn còn khá mới và đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều việc.

Theo Beaton, việt suy giảm của nền du lịch sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. “Các đối tác du lịch phải đạt ít nhất 35% doanh số hàng năm mới có thể hy vọng chi trả được tiền thuê đất cũng như các chi phí quản lý khác. Hầu hết các đối tác sẽ phải nỗ lực để có thể đạt được 20%, và hiện tại họ đang thảo luận với các đối tác địa phương ở Maasai với mong muốn có thể hoãn lại việc chi trả nhằm cải thiện tình hình kinh doanh”

“Công tác bảo tồn không thể có sai sót, và việc đánh mất niềm tin ở Maasai sẽ mang lại các khó khăn lớn”, Bell bổ sung. “Việc nghĩ rằng một nửa diện tích đất của khu vực có thể biến mất bởi một lý do tầm thường nào đó như Ebola thật là đáng buồn.”

Với lo lắng đại dịch Ebola có thể mang lại những nguy cơ tiềm ẩn làm suy sụp cả nền du lịch, ông Cottar nói tiếp: “Kenya sẽ chứng kiến lợi nhuận thu được từ du lịch giảm từ 40 đến 50% trong năm 2015, giống như một cuộc khủng hoảng công nghiệp. Mọi người sẽ mất hàng trăm ngàn việc làm trong ngành du lịch và đó sẽ là cuộc khủng hoảng hàng loạt trong nền kinh tế chung do hiệu ứng dây chuyền. Cuộc suy thoái này có thể sẽ là dấu chấm hết cho một số hoạt động bảo tồn ở Mara.”

>> Triều Tiên 'cấm cửa' khách quốc tế vì sợ Ebola

An Nguyên

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM