Đây là lý do đã đến lúc bạn nên ngừng mua xà bông diệt khuẩn

18/01/2016 10:49 AM | Sống

Không có sự khác biệt đáng kể giữa xà bông diệt khuẩn và xà bông thường.

Năm 2013, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đề xuất một quy tắc buộc các nhà sản xuất phải cung cấp dữ liệu để chứng minh xà bông kháng khuẩn hiệu quả hơn xà bông trơn và nước.

Các nghiên cứu thực hiện thử nghiệm trên 20 chủng vi khuẩn được FDA đề xuất đối với 2 loại xà bông trên để tìm ra câu trả lời. Các chủng vi khuẩn bao gồm Escherichia coli, Listeria monocytogenes, Salmonella enteritidis và những vi khuẩn khác.

Xà bông kháng khuẩn được sử dụng có công thức tương tự xà bông thường nhưng chứa thêm 0,3% triclosan (thành phần có tác dụng khử trùng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất xà bông với nồng độ tối đa cho phép).

Những loại vi khuẩn này được tiếp xúc với xà bông trên đĩa thí nghiệm trong 20 giây ở nhiệt độ 22°C (nhiệt độ phòng) và 40°C (nhiệt độ ấm) để mô phỏng điều kiện rửa tay thường gặp của người lớn. Vi khuẩn này cũng được tiếp xúc với tay tình nguyên viên sau đó những người này rửa tay trong 30 giây bằng cách sử dụng một trong hai loại xà bông và nước ấm nhiệt độ. Các nhà nghiên cứu tìm thấy:

"Xà bông kháng khuẩn có chứa triclosan (0,3%) là không có hiệu quả hơn so với xà bông thường trong việc làm giảm nhiễm khuẩn khi sử dụng trong điều kiện thực tế đời sống.”

Vậy những quảng cáo về xà bông diệt khuẩn là sai? Triclosan thực chất cũng có tác dụng diệt khuẩn đặc biệt trong điều kiện tiếp xúc nhiều giờ. Triclosan cũng có tác dụng trong kem đánh răng giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng. Tuy nhiên bạn cũng nên thận trọng với khi sử dụng những sản phẩm kháng sinh thậm chí ngay cả khi chúng không hoàn toàn là để rửa tay.

Một số nghiên cứu cho thấy triclosan có thể nguy hiểm, thậm chí gây ung thư. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có những kết luận chính thức về những nghiên cứu này.

Ngoài ra tricolosan không hoàn toàn vô hại - thậm chí nếu nó không làm tổn thương trực tiếp với bạn. Tất cả những thành phần triclosan khi bạn rửa tay hay đánh rằng sẽ theo đường ống nước thải, từ đó đổ ra nguồn nước và ngấm vào đất nông nghiệp.

Những chất này ngấm dần vào các sản phẩm nông nghiệp và từ đó quay ngược lại đời sống chúng ta thông qua tiêu thụ thực phẩm. Cũng có bằng chứng chỉ ra rằng điều này đang giúp nuôi dưỡng những vi khuẩn kháng kháng sinh mạnh hơn.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM