Sợ vợ la quét nhà đã có Robot Xiaomi hút bụi: nhà chung cư nên dùng, hết pin tự động tìm ổ sạc
Đi tìm cô Tấm ư? Cô Tấm đây chứ đâu... Robot Xiaomi hút bụi sạch bong, tự động tìm nguồn sạc khi hết pin, rẻ chỉ bằng một nửa so với sản phẩm cùng loại.
Lâu nay, chuyện rửa bát, nấu cơm, quét nhà vẫn luôn là gánh nặng vô hình với cánh đàn ông có vợ. Không phải các đức ông chồng không biết làm việc nhà, mà đơn giản vì họ lười, lười chẳng muốn động tay động chân, lười vì không muốn nhấc mông khỏi chiếc ghế sofa êm ái.
Thậm chí, trong những cuộc "nhậu vui" cùng các chiến hữu, không ít ông chồng phải thốt lên rằng, giá như có cô Tấm bước ra từ quả thị giúp họ dọn dẹp nhà cửa thì tốt biết mấy!
Đi tìm cô Tấm ư?
Cô Tấm đây chứ đâu... Mi Robot Vacuum là thế hệ robot hút bụi đầu tiên của Xiaomi.
Sợ vợ la quét nhà đã có Robot Xiaomi hút bụi: nhà chung cư nên dùng, hết pin tự động tìm ổ sạc
Cách sử dụng?
Mặt trên của Robot Xiaomi hút bụi có 2 nút cứng: 01 nút nguồn phía trên để bật/tắt nguồn điện thủ công, 01 nút tự động tìm ổ sạc phía dưới.
Khởi động máy hút bụi qua nút nguồn, Mi Robot Vacuum sẽ tự động thực hiện nhiệm vụ của mình là quét nhà, hút bụi, tự động tránh vật cản. Ngoài ra, người dùng cũng không cần quan tâm tới việc sạc pin cho robot. Bởi một khi hết pin (thông thường là sau 2,5 giờ hoạt động liên tục), robot sẽ tự động tìm tới ổ sạc (đã cắm điện).
Trong trường hợp muốn điều khiển Mi Robot Vacuum từ xa, người dùng có thể tải về ứng dụng Mi Home trên smartphone (Android | iOS), kết nối vào mạng Wifi do robot tạo ra và làm theo hướng dẫn.
Kết hợp với ứng dụng Mi Home, robot sẽ được điều khiển từ xa, thiết lập lịch hút bụi, vẽ bản đồ căn nhà theo thời gian thực và ước tính thời gian cần để hoàn thành công việc
Đáng tiếc, ứng dụng dành cho Mi Robot Vacuum mới chỉ hỗ trợ tiếng Trung Quốc, chưa có tiếng Anh. Tuy nhiên, người dùng có thể yên tâm: không cần ứng dụng robot vẫn hoạt động như thường.
Công suất?
Theo nhà sản xuất, Robot Xiaomi hút bụi có sức hút (1800 Pa) cao hơn các máy hút bụi thông minh như Roomba của iRobot (1670 Pa) hay Botvac D8500 của Neato (1000 Pa).
Khuyến khích các gia đình ở chung cư sử dụng Mi Robot Vacuum, bởi nhà chung cư có mặt sàn rộng, không gian thoáng, bằng phẳng, thích hợp nhất để quét dọn phòng khách (phòng chung).
Cấu tạo?
Thiết kế chung của Mi Robot Vacuum bao gồm: 01 chổi quét hình tròn, 01 bàn chải chính hình trụ ở dưới đáy. Để tăng hiệu quả hút bụi, robot sẽ tự động điều chỉnh độ cao để quét sạch sàn nhà và các khu vực không bằng phẳng.
Robot Xiaomi hút bụi sẽ di chuyển bằng 2 bánh xe cao su ở 2 bên và 1 bánh xe phụ khác. Để nhận biết khu vực cần hút, Mi Robot Vacuum sử dụng cùng lúc 12 cảm biến khác nhau như: cảm biến radar siêu âm, cảm biến nhận biết tường, cảm biến nhận biết va chạm, cảm biến nhận biết vách, cảm biến nhận biết rơi...
Tóm lại, người dùng sẽ không phải lo lắng chuyện robot sẽ bị rơi xuống cầu thang hoặc bị đụng tường.
Giá bán?
Robot Xiaomi hút bụi hiện được đưa về Việt Nam dưới dạng xách tay với mức giá 6.780.000 đồng. So với các sản phẩm cùng loại có khả năng tự động tìm ổ sạc khi hết pin, robot của Xiaomi có giá bán rẻ hơn 2-3 lần.
>> Bạn đọc quan tâm có thể đặt mua sản phẩm tại đây.
Xin chân thành cảm ơn Mi Việt Nam đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện bài viết này!