Sinh năm 1994, lương tháng 15 triệu nhưng tự sở hữu 2 căn nhà: Tiết kiệm đã khiến cuộc đời tôi thay đổi như thế nào?

27/03/2020 16:07 PM | Sống

Dù bị chê bai ki bo hay tằn tiện thì lời nói của người ngoài cũng chẳng ảnh hưởng được tới đồng nào của bạn cả. Chỉ có mục tiêu tiết kiệm mới có thể quyết định tương lai sẽ thay đổi ra sao.

01. 

Là một nữ tác giả 9x, Vĩnh Hạ nổi tiếng là người giỏi tiết kiệm số hai thì không ai dám nhận số một. Tất cả người quen đều phải bội phục với cách sống của cô.

Thu nhập hàng tháng vừa được chi trả, cô lập tức gửi gần hết vào sổ tiết kiệm, chỉ để lại một khoản nhỏ 20% để tiêu dùng. Khi được hỏi bí quyết tiết kiệm, cô đơn giản cho biết, chỉ cần không tụ tập hàng quán là được thôi.

Nói thì tưởng là điều dễ dàng, nhưng làm mới thực sự biết khó.

Một ngày ba bữa cô đều tự nấu nướng. Buổi sáng thì hấp một củ khoai, luộc thêm quả trứng và xay một ly sữa đậu nành. Buổi trưa mang một món chay một món mặn đi làm. Buổi tối nấu đĩa mỳ sốt cà chua, thêm một ít trái cây là đủ.

Tới cuối tuần, cô sẽ thay đổi đồ ăn một chút bằng một nồi canh xương hầm với rau củ, vừa dinh dưỡng, vừa không tốn kém quá nhiều.

Đồ dùng sinh hoạt của cô đều mua theo số nhiều, chung một màu sắc và kiểu dáng, đủ dùng cho cả năm. Một chiếc tất có lỡ bị rách thì có thể lấy một chiếc mới ra ghép vào, vậy là có thể đi tiếp.

Vĩnh Hạ cũng rất ít khi mua mỹ phẩm dưỡng da hay trang điểm. Cô chủ động đi ngủ sớm, dậy sớm để bảo vệ sức khỏe của mình.

Cô cũng ít khi phải đi salon làm đầu vì đã tự mua một bộ công cụ, mỗi tháng đều ở nhà tự sửa lại tóc mái và đuôi tóc của mình.

Cô biết đồ ăn chế biến sẵn trong các siêu thị sẽ giảm giá 50% sau 8 giờ tối, cũng biết các cửa hàng bánh mỳ, bánh ngọt tươi thường giảm giá nhanh lúc 10 giờ đêm để xử lý hàng tồn.

Trong thời gian rảnh rỗi, cô không la cà quán xá, mua sắm hay xem phim mà thích tham gia các hoạt động vận động không mất phí, ví dụ như đọc sách trong thư viện, chạy bộ dọc công viên, hoặc xuống sân chơi trò chuyện với hàng xóm xung quanh.

 Sinh năm 1994, lương tháng 15 triệu nhưng tự sở hữu 2 căn nhà: Tiết kiệm đã khiến cuộc đời tôi thay đổi như thế nào?  - Ảnh 1.

Các bữa ăn được tối giản nhưng vẫn có dinh dưỡng. Ảnh minh hoạ.

Rất nhiều đồng nghiệp từng nói xấu sau lưng, chê Vĩnh Hạ tiết kiệm đến mức keo kiệt ki bo luôn rồi.

Vĩnh Hạ chỉ nói: "Họ chê hay khen cũng chẳng ảnh hưởng tới đồng nào của tôi cả".

Cũng nhờ bỏ ngoài tai đánh giá của mọi người, luôn kiên trì tuân thủ đúng kế hoạch tiết kiệm mà mình đề ra, tích góp toàn bộ tiền lương chính thức và thu nhập phụ từ việc viết lách trong những năm gần đây, Vĩnh Hạ đã có đủ khả năng chi trả để mua trả góp 2 căn hộ cho mình.

Tuy mới chỉ đóng được 50% toàn bộ giá trị, cô vẫn tự tin rằng, mình vẫn có thể trả hết nợ trong một thời gian ngắn nữa và thực sự sở hữu 2 căn hộ này.

Còn những đồng nghiệp chê bai sau lưng cô vẫn sống với vẻ ngoài rực rỡ, sinh hoạt sang chảnh, nhưng tiền tiết kiệm trống rỗng bằng 0.

Tín ngưỡng cuộc đời của Vĩnh Hạ chính là: Vui sướng nhất thời sẽ chỉ khiến sinh hoạt sau đó càng thêm trống rỗng. Nỗ lực tiết kiệm từ bây giờ mới giúp tương lai trở nên an toàn, có cơ hội đạt được hạnh phúc lâu dài hơn.

Cách tiết kiệm tốt nhất là tối đa hóa hiệu quả sử dụng của tài sản, tránh lãng phí không cần thiết.

 Sinh năm 1994, lương tháng 15 triệu nhưng tự sở hữu 2 căn nhà: Tiết kiệm đã khiến cuộc đời tôi thay đổi như thế nào?  - Ảnh 2.

Chiếc dép được cố định lại để tiếp tục sử dụng khi còn chưa mòn. Ảnh minh hoạ.

02.

Một chủ tiệm trà bánh tiếp đón một đôi tình nhân trẻ tới mua đồ. Họ mặc trên người những nhãn hiệu đắt đỏ, điện thoại trong tay cũng là bản XS MAX có giá trị không nhỏ.

Sau khi chọn liền 2,3 loại bánh và mua thêm mỗi người một cốc cà phê, cô gái quay sang nói với người đàn ông: "Anh quẹt thẻ nhé, hạn mức tín dụng tháng này của em hết mất rồi".

Người đàn ông lại giật mình: "Thẻ của anh cũng không quẹt thêm được nữa".

Sau đó, hai người đứng thảo luận mất thêm gần 10 phút để xem có ứng dụng nào vay tiền nhanh bây giờ không.

Cuộc trò chuyện của họ khiến các nhân viên cửa hàng có phần bối rối. Hai ly cà phê là 100 ngàn, mỗi miếng bánh cũng khoảng 30 ngàn, tổng cộng tất cả cũng đã gần 200 ngàn rồi. Trong khi bản thân nợ nần chồng chất các loại tín dụng, vậy mà họ vẫn mua mua mua?

Chúng ta thường thấy, những người giàu có âm thầm xung quanh đều sống rất hạn chế và tiết kiệm. Ngược lại, những người có thu nhập không cao, tiết kiệm luôn trong tình trạng "âm" lại luôn luôn tiêu xài, kiếm được bao nhiêu dùng hết bấy nhiêu, thậm chí còn vay nợ thêm.

Có một câu nói như thế này: "Ưu điểm lớn nhất của người giàu là họ có tỷ lệ chịu đựng sai số sinh hoạt khá cao, cũng có khả năng bù đắp sai số kịp thời. Không giống như người bình thường, tỷ lệ chịu đựng sai số sinh hoạt quá thấp, tháng này chi tiêu vượt mức sẽ khiến sinh hoạt cả tháng sau xuất hiện lỗ hổng rất lớn".

Để rồi đến lúc "một nghèo hai trắng", không có tiền tiết kiệm thì chảng dám sinh bệnh, chẳng dám thất nghiệp, chẳng dám nghỉ ngơi.

03.

Ba gợi ý cho những người trẻ tuổi vẫn bị mắc kẹt trong ham muốn vật chất và không thể tiết kiệm tiền:

Cảnh giác với hiệu ứng bánh xe

Xưa kia, khi Trụ Vương bắt đầu sai người làm đũa bằng ngà voi, các quan tướng đã sinh ra lo lắng bất an trong lòng.

Quả đúng như vậy, khi dùng đũa bằng ngà voi, Trụ Vương không muốn ăn cơm canh đạm bạc nữa, bữa nào cũng phải dùng sơn hào hải vị, rượu ngon bốn phương.

Sau đó, ăn mặc thường ngày, vua cũng dùng tơ lụa thượng hạng, nơi ở cũng sửa đổi cho tráng lệ huy hoàng, thậm chí còn xây dựng đền đài lầu các chỉ để mua vui.

Trong 5 năm ngắn ngủi sau đó, Trụ Vương ngày một kiêu ngạo ngông cuồng, xa hoa dâm dật, hủy hoại gần nửa giang sơn xã tắc thời bấy giờ.

Đây chính là hiệu ứng bánh xe, một khi đã bắt đầu khởi động thì càng lăn càng nhanh, muốn điều chỉnh hay dừng lại cũng khó.

Khi thói quen tiêu xài lãng phí đã hình thành, dục vọng được phòng túng, rất khó để tự mình kìm chế hay thay đổi.

Nguyên tắc chính: Hiểu rõ mong muốn và nhu cầu cần thiết và nằm trong phạm vi chi trả, không chi tiêu cho những vật dụng không cần thiết hay vượt quá năng lực.

Sự thỏa mãn đến từ vật chất chỉ xuất hiện tạm thời, trong thời gian ngắn. Khi chúng ta tập trung vào những gì thực sự có ý nghĩa, chúng mới đạt ơtí sự thỏa mãn lâu dài.

Thử trải nghiệm phương pháp tiết kiệm 365

Với những người chưa xây dựng được thói quen tiết kiệm, hãy bắt đầu thử sức bằng những phương pháp thú vị, có mục tiêu rõ ràng để thu hút bản thân.

Phương pháp 365 là một ví dụ điển hình. Theo cách này, 1 năm có 365 ngày, mỗi ngày hãy chọn cho mình một số tiền mà bản thân phải tiết kiệm, các con số không thể lặp lại qua các ngày.

Vì khoảng cách chênh lệch mỗi ngày là không nhiều nên chúng ta dễ dàng thích nghi, tự điều tiết cho phù hợp. Ví dụ như hôm nay mới nhận lương, vậy để ra hẳn 365.000 đồng cũng được. Cuối tháng, chúng ta bắt đầu hết tiền, vậy có thể tiết kiệm 5.000 đồng thôi.

Sau đó, chỉ cần kiên trì hoàn thành thử thách mỗi ngày, sau 1 năm, chúng ta có thể dễ dàng đạt được con số không hề nhỏ.

Cần biết rằng, mỗi một kế hoạch tiết kiệm thành công đều cần có một quá trình lâu dài. Con đường dẫn đến thành công cũng vậy, miễn là bạn kiên trì, bạn sẽ thấy kết quả.

Theo Phương Thuý

Cùng chuyên mục
XEM