Shell companies - Những công ty chẳng bao giờ hoạt động

04/04/2016 20:50 PM | Kinh tế vĩ mô

Nhìn bề ngoài các công ty này cũng được đăng ký kinh doanh phù hợp với pháp luật, nhưng điểm đặc biệt là chúng không có bất kỳ hoạt động kinh doanh, thậm chí chẳng có nhân viên nào.

Mới đây Tổ chức Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) vừa công bố tài liệu “khủng” có tên Hồ sơ Panama (Panama Papers) miêu tả cách các chính trị gia, người nổi tiếng và các tỷ phú sử dụng các ngân hàng, công ty luật và các công ty “vỏ bọc” (shell companies) ở hải ngoại để che giấu tài sản như thế thế nào.

Bài viết dưới đây sẽ nói về góc cạnh nhỏ của sự việc gây chấn động thế giới trong ngày hôm nay: các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài (offshore account) và công ty vỏ bọc là gì và chúng được sử dụng như thế nào?

Offshore account là gì?

Các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài là các tài khoản được mở ở một ngân hàng đóng tại một vùng lãnh thổ hoặc một đất nước khác chứ không phải ở nơi cư trú của người gửi tiền. Đó thường là các thiên đường thuế khóa và mang lại cho người gửi tiền sự tin cậy và tính bảo mật cao hơn. Như vậy người gửi tiền sẽ che giấu được tài sản và có thể trốn tránh các nghĩa vụ thuế.

Các công ty và cá nhân thường sử dụng các công ty vỏ bọc – những công ty chỉ tồn tại trên giấy tờ, thường không có văn phòng hay bất kỳ nhân viên nào và được sử dụng cho mục đích hợp pháp hóa các quy trình. Bản thân loại hình này không phải là bất hợp pháp, chúng có tư cách pháp nhân rất rõ ràng. Tuy nhiên chúng thường được sử dụng để che giấu chủ sở hữu thật sự và trốn thuế, rửa tiền…

Đâu là những thiên đường thuế?

Panama, quần đảo Cayman và Bermuda là một vài cái tên trong số những thiên đường thuế nổi tiếng nhất. Những nơi này có mức thuế thấp, đặc biệt có các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp phát triển rất mạnh và sẵn sang tiếp nhận các công ty đến từ nước khác.

Offshore account là hoàn toàn hợp pháp…

Các công ty vỏ bọc được sử dụng khi sáp nhập, chuyển giao tài sản trong những giao dịch phức tạp.

Nhưng lại được sử dụng nhiều hơn với mục đích bất hợp pháp

Khủng bố và tội phạm tài chính thường sử dụng loại hình công ty này để phục vụ mục đích trốn thuế, rửa tiền và che giấu tà sản. Bộ tài liệu từ Mossack Fonseca chứa thông tin về 214.488 công ty vỏ bọc có liên quan đến 14.153 khách hàng ở 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Những nỗ lực kiểm soát các thiên đường thuế

Các cơ quan giám sát đã công bố những đánh giá chỉ ra điểm yếu trong luật chống rửa tiền và kiểm soát nguồn tài chính của khủng bố ở một vài quốc gia và vùng lãnh thổ cụ thể. Bộ phận thi hành luật pháp và giới tài chính cũng được đào tạo để nhận diện các hành vi vi phạm, vì trong một số trường hợp các luật sư và nhân viên ngân hàng không nhận thức được rằng họ đang thực hiện những giao dịch bất hợp pháp. Liên minh châu Âu cũng cố gắng bằng cách đẩy mạnh hợp tác đa quốc gia.

Những vụ scandal trong quá khứ

Cuối năm 2014, ICIJ và các tổ chức khác cũng đã công bố tài liệu về việc các công ty đa quốc gia và một số cá nhân siêu giàu trốn thuế ở Luxembourg. Xa hơn nữa, trong những năm 1980, ngân hàng Bank of Credit and Commerce International (ngân hàng quốc tế thành lập bởi một nhà tài phiệt người Pakistan) đã bị buộc tội rửa tiền trên quy mô lớn và thực hiện nhiều giao dịch tài chính bất hợp pháp khác.

Theo Thu Hương

Cùng chuyên mục
XEM